Đã qua rồi cái thời Việt Nam là cơ sở sản xuất giá rẻ cho các công ty đa quốc gia, Samsung cho thấy họ là một trong số những công ty toàn cầu sẵn sàng chi lớn để thu hút nhân tài công nghệ địa phương.
>>>Có gì trong kế hoạch thăm Việt Nam của vị tân Chủ tịch Samsung?
Trung tâm R&D của Samsung
Đầu năm 2020, dự án trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) của Samsung đã được bắt tay vào xây dựng với khoản đầu tư lên đến 220 triệu USD. Trung tâm này được dự kiến hoàn thành vào cuối tháng 12 năm 2022, và đây được coi là tòa nhà đầu tiên mà “gã khổng lồ” điện tử Hàn Quốc xây dựng ở nước ngoài, nhằm phục vụ công tác nghiên cứu và phát triển của tập đoàn.
Theo phía Samsung, thông qua việc xây dựng trung tâm R&D, công ty sẽ đầu tư vào việc nâng tầm năng lực nghiên cứu của các kỹ sư Việt Nam, không chỉ trong lĩnh vực phát triển sản phẩm mà còn ở các lĩnh vực nghiên cứu đang là xu hướng của thế giới như trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối (IoT), dữ liệu lớn (Big Data) và mạng 5G.
Mới đây nhất, theo truyền thông Hàn Quốc đưa tin, ngay trước khi khai trương trung tâm R&D mới vào cuối tháng này, “gã khổng lồ” công nghệ Hàn Quốc đã ba lần trong năm nay, tổ chức các kỳ thi tuyển dụng, được gọi là Global Samsung Aptitude Test, những đợt tuyển dụng lớn hiếm thấy ở cả trong và ngoài nước.
“Khoảng 99% trong số 2.000 nhân viên của trung tâm tại Việt Nam là tài năng công nghệ địa phương, tốt nghiệp từ các trường ưu tú như Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Bách Khoa Hà Nội”, một quan chức của Samsung Electronics Việt Nam chia sẻ với truyền thông Hàn Quốc.
Ông cũng tiết lộ thêm rằng, gần một nửa dân số Việt Nam dưới 25 tuổi, đây là một thị trường hấp dẫn để khai thác sức mạnh của lao động trẻ.
Trên thực tế, với việc Việt Nam đang chiếm khoảng 50% tổng xuất khẩu điện thoại di động của Samsung, lực lượng lao động Việt Nam đã và đang là xương sống trong các lĩnh vực sản xuất điện thoại thông minh của họ. Bắt đầu từ việc sản xuất TV vào năm 1995, các sản phẩm chính của công ty, từ điện thoại thông minh đến màn hình cho đến thiết bị mạng, đều đã và đang được sản xuất tại Việt Nam.
Có thể nói, trung tâm R&D sắp tới là sự cam kết lớn nhất, kéo dài hàng thập kỷ của Samsung đối với Việt Nam. Phù hợp với việc công ty này coi Việt Nam là “cứ điểm quan trọng nhất” của tập đoàn này, sau khi họ chính thức đóng cửa các nhà máy tại Huệ Châu và Thiên Tân ở Trung Quốc vào năm 2019.
Vị quan chức của Samsung còn cho biết thêm: “Trung tâm R&D mang ý nghĩa biểu tượng rằng đất nước đang chuyển đổi từ một cơ sở sản xuất thành một trung tâm chiến lược, nơi những đổi mới công nghệ quan trọng sẽ diễn ra”.
>>>Lý do Samsung cắt giảm sản lượng tại Việt Nam?
>>>Samsung khởi đầu mảng kinh doanh mới tại Việt Nam
Sức hút của Việt Nam
Trên thực tế, bất chấp những lo ngại về suy thoái kinh tế phổ biến trên toàn thế giới, Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục đà tăng trưởng khi Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính mức tăng trưởng kinh tế của đất nước ở vào khoảng 7,5% trong năm nay.
Đáng chú ý, sự tăng trưởng nhanh chóng của lĩnh vực đổi mới với các rào cản pháp lý thấp hơn. Samsung và Viettel, nhà khai thác viễn thông lớn nhất Việt Nam, mới đây đã hợp tác để xây dựng cơ sở hạ tầng cho mạng 5G cực nhanh. Hiệp hội Blockchain Việt Nam vừa được thành lập gần đây là tổ chức chính thức đầu tiên xây dựng khung pháp lý cho nền kinh tế kỹ thuật số đang phát triển.
Thêm vào đó, sự ổn định của địa chính trị đang biến Việt Nam trở thành một thị trường hợp lý nhất, để thay thế cho Trung Quốc khi các nước láng giềng đang tìm cách giảm rủi ro từ phía Trung Quốc trong bối cảnh cạnh tranh giữa Washington và Bắc Kinh đang leo thang.
Hàn Quốc cũng không ngoại lệ. Mới đây, nhân dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ chính thức trong năm nay, Hàn Quốc và Việt Nam đã nâng mối quan hệ song phương lên mức cao nhất “đối tác chiến lược toàn diện”.
Samsung, một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, cũng chứng kiến xuất khẩu từ Việt Nam tăng mạnh trong những năm gần đây. Trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 7 năm nay, khối lượng xuất khẩu tăng 18% lên 343 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhìn chung, không phải khi thành lập trung tâm R&D, người ta mới thấy Samsung đánh giá cao vị thế của Việt Nam. Từ lâu, công ty này đã bắt tay với Bộ Công Thương Việt Nam để nuôi dưỡng các nhà cung cấp linh kiện điện tử cho cơ sở sản xuất điện thoại thông minh và thiết bị gia dụng của họ trên khắp Việt Nam. Ngoài ra, Samsung đã chuyển sang đào tạo các chuyên gia khuôn mẫu tại Việt Nam và giúp các nhà máy Việt Nam áp dụng hệ thống nhà máy tự động không cần người lái.
Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam Choi Joo-ho cho biết các động thái này đã làm tăng số lượng nhà cung cấp cấp một và cấp hai tại Việt Nam cho Samsung lên gấp 10 lần, lên 257 vào năm 2022 sau 8 năm. Và có vẻ như công ty đang sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn để tiếp tục mở rộng chỗ đứng của mình ở Việt Nam.
Tuy nhiên, trong Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Hàn Quốc-Việt Nam 2022, các thành viên tham gia hội thảo, bao gồm cả Hàn Quốc và Việt Nam, đều lưu ý rằng dường như còn một chặng đường dài phía trước để Việt Nam đạt được điều có thể sánh ngang với "Kỳ tích sông Hàn" của Hàn Quốc, do Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào dòng vốn trực tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài, cũng như hỗ trợ phát triển chính thức.
Việt Nam nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể tận hưởng dòng vốn chảy vào đồng thời có cơ hội tiếp cận bí quyết kỹ thuật của các nhà đầu tư nước ngoài. Song, sự đóng góp ngày càng tăng của các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nền kinh tế Việt Nam, có thể sẽ là một tai họa cho đất nước về lâu dài, do sự thống trị của các doanh nghiệp nước ngoài trong xuất khẩu của quốc gia và làm chậm lại sự tăng trưởng của các nhà đầu tư trong nước.
Có thể bạn quan tâm
Lý do Samsung cắt giảm sản lượng tại Việt Nam?
15:30, 05/12/2022
Lý do ASML được Samsung săn đón?
04:00, 21/11/2022
Có gì trong kế hoạch thăm Việt Nam của vị tân Chủ tịch Samsung?
11:30, 31/10/2022
Những thách thức chờ đón tân chủ tịch Samsung
04:00, 30/10/2022
Công ty điện tử Samsung tăng cường hỗ trợ nỗ lực kết nối 5G của Comcast
21:05, 26/09/2022