Việt Nam sẽ phải đối mặt với hạn hán thường xuyên

Nguyễn Việt 04/12/2018 07:00

Việt Nam thuộc nhóm nước bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu và gần đây đã phải đối mặt với những đợt hạn hán thường xuyên, với mức độ trầm trọng ngày càng tăng.

Năm 2016, Việt Nam đang gánh chịu đợt hạn hán được cho là chưa từng trong lịch sử 100 năm qua. Đợt hạn hán kèm theo xâm nhập mặn này ảnh hưởng trực tiếp đến hơn chục tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, sông ngòi trơ đáy, đất khô nứt nẻ đang là thảm cảnh tại đây.

Năm 2016, Việt Nam đang gánh chịu đợt hạn hán được cho là chưa từng trong lịch sử 100 năm qua. Đợt hạn hán kèm theo xâm nhập mặn này ảnh hưởng trực tiếp đến hơn chục tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Đây là chia sẻ của TS Chu Hoàng Long, Đại học Quốc gia Australia tại Hội nghị Quốc tế lần thứ nhất về các vấn đề đương đại trong Kinh tế, Quản lý và Kinh doanh do trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức gần đây.

TS Chu Hoàng Long cho biết, theo báo cáo của FAO, đợt hán hán năm 2016 đã tàn phá gần nửa triệu hecta cây trồng, ảnh hưởng tới hơn 50 tỉnh/thành trên cả nước, trong đó có 18 tỉnh ban bố tình trạng khẩn cấp về nước, và khoảng 2 triệu người lâm vào tình trạng thiếu nước, cần được hỗ trợ. Đây là những rủi ro đe dọa đến sự phát triển kinh tế và xã hội của một đất nước vốn nằm trong vùng nhiệt đới mưa nhiều, ít kinh nghiệm đối phó với tình trạng khan hiếm nước, đặc biệt trong hoàn cảnh nông nghiệp là ngành chủ chốt đảm bảo an ninh lương thực quốc gia lại phụ thuộc nhiều nhất vào tài nguyên nước.

Có thể bạn quan tâm

  • Biến đổi khí hậu, thách thức lớn nhất về môi trường

    Biến đổi khí hậu, thách thức lớn nhất về môi trường

    10:18, 30/11/2018

  • Biến đổi khí hậu

    Biến đổi khí hậu "cản bước" đầu tư vào nông nghiệp

    01:37, 26/11/2018

  • Việt Nam sẽ đạt mục tiêu biến đổi khí hậu

    Việt Nam sẽ đạt mục tiêu biến đổi khí hậu

    16:36, 22/11/2018

  • Chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu

    Chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu

    19:14, 19/06/2018

Trước tình hình trên, các nhà hoạch định chính sách cần đánh giá cụ thể và đưa ra những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nước. Do vậy, nghiên cứu này xây dựng một mô hình nhằm tính toán giá trị tài nguyên nước trong lĩnh vực thủy lợi. Kết quả cho thấy bình quân giá trị gia tăng của tài nguyên nước vào khoảng 12,280VND/m3 (giá năm 2016); nhưng có tới 16% số hộ được khảo sát sử dụng nước không hiệu quả, hay nói cách khác, những hộ này có thể giảm bớt lượng nước mà không hề bị ảnh hưởng tới kết quả sản xuất. Nghiên cứu đưa ra những con số thống kê cho thấy các tổ chức xã hội, trình độ giáo dục và đặc biệt là khả năng sử dụng Internet để trao đổi chia sẻ thông tin, có vai trò quan trọng trong việc giải thích sự khác biệt về mức độ hiệu quả sử dụng nước giữa các nhóm hộ.

Vẫn theo TS Chu Hoàng Long , nghiên cứu cũng đưa ra những bằng chứng cho thấy định giá nước là một hướng chính sách hữu hiệu để nâng cao hiệu quả sử dụng nước trong ngành nông nghiệp, vốn chiếm khoảng 90% tổng lượng nước sử dụng. Khi định giá nước, các hộ nông dân sẽ sử dụng nước có trách nhiệm hơn và sẽ loại bỏ những mục đích sử dụng nước không mang lại lợi ích đủ bù đắp mức giá phải trả. Cụ thể, xác định giá nước ở mức 2000-3000VND/m3 (ngoài chi phí bơm, hút, bảo hành kênh, mương, hồ, đập…) có thể làm giảm tới trên 80% lượng nước sử dụng, trong khi lợi nhuận của nông dân chỉ giảm 15%. Đương nhiên, điều quan trọng là phần thu của nhà nước cần được sử dụng để hỗ trợ những công nghệ sản xuất tiết kiệm nước và giúp những nông dân nghèo bị ảnh hưởng vượt qua khó khăn tạm thời.

Ngoài những tính toán mang tính học thuật và lý luận, nghiên cứu cũng đưa ra một số khuyến nghị chính sách dựa trên kinh nghiệm các nước và điều kiện thực tế ở Việt Nam. Cụ thể, việc định giá nước nên được thử nghiệm trước ở những vùng có thu nhập cao và đang chịu ảnh hưởng bởi trình trạng khan hiếm nước như một số vùng sản xuất hàng xuất khẩu của tỉnh Lâm Đồng. Vai trò của các tổ chức xã hội, của giáo dục đào tạo và của Internet trong việc nâng cao, chia sẻ kiến thức của nông dân cần được chú trọng.

Tuy nhiên, theo TS Chu Hoàng Long, trong quá trình thực hiện cần lắng nghe và cân nhắc ý kiến từ nhiều phía, đặc biệt là từ các hộ nông dân, để đảm bảo thông tin đa chiều. Việc lắp đồng hồ nước đòi hỏi đầu tư ban đầu và có thể được hỗ trợ thông qua sự góp mặt của khu vực tư nhân. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra Việt Nam có thể xây thêm cơ sở hạ tầng để tăng nguồn nước (hồ, đập), nhưng điều này cần tính toán cẩn trọng và tầm nhìn dài hạn, bởi kinh nghiệm quốc tế cho thấy nếu xảy ra sai lầm thì việc khắc phục sẽ rất khó khăn và tốn kém.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Việt Nam sẽ phải đối mặt với hạn hán thường xuyên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO