Việt Nam và chặng đường 25 năm với APEC

Diendandoanhnghiep.vn Tròn 1/4 thế kỷ tham gia Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Việt Nam đóng vai trò ngày càng quan trọng.

p/Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ký poster lưu niệm tại Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC. Ảnh: TTXVN

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ký poster lưu niệm tại Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC. Ảnh: TTXVN

>> APEC 2023: Việt Nam cam kết thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư quốc tế

Với chủ đề “Tạo cơ hội kinh tế”, APEC CEO Summit 2023 là nơi tìm kiếm giải pháp thúc đẩy hợp tác xây dựng tương lai trong 4 lĩnh vực: Phát triển bền vững; Bao trùm; Khả năng Phục hồi; Đổi mới.

Dấu ấn Việt Nam

Kể từ khi trở thành thành viên APEC năm 1998, suốt 25 năm qua, Việt Nam đã 2 lần chủ trì tổ chức Diễn đàn này vào năm 2006 và 2017. Điều này chứng tỏ thế và lực Việt Nam ngày một vững chắc trên bản đồ kinh tế, chính trị thế giới.

Trước hết, APEC là Diễn đàn lấy kinh tế làm trọng tâm, thảo luận các vấn đề liên quan đến toàn cầu hóa, cung cấp giải pháp để châu Á- Thái Bình Dương có thể khai thác tối đa lợi thế sẵn có.

APEC còn là nơi quy tụ của nhiều nguyên thủ hàng đầu thế giới, như Chủ tịch Trung Quốc, Tổng thống Mỹ, Tổng thống Nga, Thủ tướng Canada, Tổng thống Hàn Quốc,… Do vậy, đây được coi là một trong những Diễn đàn thường niên quan trọng bậc nhất trên thế giới.

Việc Việt Nam 2 lần chủ trì tổ chức Diễn đàn APEC cho thấy, các thành tựu về kinh tế, chính trị của nước ta xứng đáng được xem là điển hình của khối. Nếu như thời điểm 2006, Việt Nam đã nổi lên như một điểm sáng về đường lối ngoại giao đa phương, thúc đẩy toàn cầu hóa thì năm 2017 chúng ta là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu lục.

Tạo cơ hội kinh tế

Tại APEC San Francisco (Mỹ), gồm 20 phiên họp là nơi tìm kiếm giải pháp thúc đẩy tiềm năng hợp tác xây dựng tương lai trong 4 lĩnh vực: (1) Tính bền vững: các giải pháp về khí hậu, đa dạng sinh học và sử dụng hiệu quả tài nguyên; (2) Bao trùm: giải quyết nhu cầu của các doanh nghiệp nhỏ, người lao động và cộng đồng thiểu số; (3) Khả năng phục hồi: sẵn sàng trước các thảm họa, củng cố chuỗi cung ứng và chuẩn bị cho nền kinh tế trước những thách thức trong tương lai; (4) Đổi mới sáng tạo: tập trung vào công nghệ, chăm sóc sức khỏe toàn cầu và chuyển đổi kỹ thuật số.

>> Cộng đồng doanh nghiệp là một phần quan trọng của tiến trình APEC

Có thể nói, Việt Nam đã sẵn sàng cùng APEC giải quyết 4 trụ cột. Ví dụ, trong nhiệm vụ chống biến đổi khí hậu, Việt Nam đã cam kết giảm phát thải theo lộ trình đề ra tại COP26. Với hành động cụ thể, Việt Nam trên đà trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của khu vực Đông Nam Á.

Với vị trí địa lý và nhân khẩu học, lao động, chính sách, Việt Nam đã và đang là một trong những bến đỗ mới của dòng vốn FDI rất lớn trong kỷ nguyên đổi mới sáng tạo trong bối cảnh các cường quốc ráo riết tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tại APEC CEO Summit 2023, Chủ tịch Nước CHXHCN Việt Nam Võ Văn Thưởng đã truyền tải thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng doanh nghiệp cùng chung tay đóng góp, vượt qua những thách thức trong giai đoạn hiện nay và tận dụng được các cơ hội để thúc đẩy phát triển bền vững của khu vực và từng nền kinh tế, trong đó có Việt Nam.

Chủ tịch nước tin tưởng rằng APEC sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trên chặng đường mới, đặc biệt trong những nội dung:

Thứ nhất, khôi phục và củng cố niềm tin vào tự do thương mại và đầu tư. Tự do thương mại và đầu tư sẽ giúp các nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương nâng cao sức cạnh tranh, tiếp tục là lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư.

Thứ hai, thúc đẩy hợp tác quốc tế về an ninh kinh tế, đặc biệt là nâng cao sức chống chịu của các nền kinh tế thành viên và các doanh nghiệp trong khu vực trước các cuộc khủng hoảng trong tương lai.

Thứ ba, hỗ trợ các nền kinh tế chuẩn bị sẵn sàng để đón nhận các xu thế phát triển mới thông qua (l) Ứng dụng và quản lý các công nghệ đột phá, nhất là trí tuệ nhân tạo, máy tính lượng tử, công nghệ sinh học; thử nghiệm xây dựng các nguyên tắc, định hướng về quản lý công nghệ ở phạm vi khu vực; (ii) Nghiên cứu, thí điểm và nhân rộng mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng sạch; (iii) Nâng cao năng lực xây dựng chính sách xã hội để mọi người dân, đặc biệt là phụ nữ, người nghèo, người yếu thể, doanh nghiệp vừa và nhỏ đều có thể tham gia tích cực và hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế... 

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Việt Nam và chặng đường 25 năm với APEC tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714613451 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714613451 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10