Chiến sự Nga- Ukraine được ví như “cú đấm” thứ hai đối với kinh tế toàn cầu sau các đợt càn quét của đại dịch COVID-19.
>>Chiến sự Nga - Ukraine, du lịch Việt Nam ảnh hưởng ra sao?
Cuộc xung đột này đã tạo cú sốc lớn đối với chuỗi cung ứng toàn cầu, khiến lạm phát tăng cao hơn và GDP toàn cầu suy yếu hơn, khó đạt mức 4,4% như dự báo của IMF.
Chiến sự Nga- Ukraine đe dọa nghiêm trọng đến dòng chảy năng lượng toàn cầu. Hiện tại, “dòng chảy phương Bắc 2” đã tạm dừng vô thời hạn; Gazprom cung cấp khí đốt và dầu thô cho châu Âu qua lãnh thổ Ukraine- có thể bị đánh sập bất cứ lúc nào.
Trong khi đó, Nga đang bị bao vây, cấm vận tứ phía. Nếu Nga sử dụng “vũ khí” dầu khí để đáp trả các lệnh cấm vận từ Mỹ và phương Tây, thì thị trường dầu, khí đốt quốc tế mất đi 10,5 triệu thùng và 109,5 m3 khí mỗi ngày, đẩy giá dầu vượt xa ngưỡng 100USD/thùng.
Bên cạnh đó, cả Nga và Ukraine nắm giữ nhiều khâu quan trọng trong chuỗi giá trị kinh tế công nghệ, như cung cấp chính niken, titan, palladium, khí neon và nhôm. Việc gián đoạn nguồn cung này làm cho các lĩnh vực công nghiệp giàu chất xám có nguy cơ bị đình trệ.
Ngoài ra, Ukraine và Nga cũng chiếm gần 30% sản lượng lúa mì xuất khẩu toàn cầu. Cuộc chiến này càng kéo dài, thì nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu sẽ hiện hữu.
Dù kinh tế Nga và Ukraine chỉ chiếm chưa tới 2% kinh tế toàn cầu, nhưng việc gián đoạn chuỗi cung ứng các mặt hàng thiết yếu nói trên sẽ đẩy áp lực lạm phát tăng cao, buộc các NHTW tăng lãi suất, khiến kinh tế thế giới có thể suy giảm mạnh.
>>Doanh nghiệp phân bón chịu tác động từ căng thẳng Nga- Ukraine
Theo các chuyên gia, nếu giá dầu đạt 120USD/thùng, lạm phát khu vực Eurozone tăng 4%; giá dầu lên 140USD/thùng, lạm phát Mỹ có thể tăng thêm 10%. Đặc biệt với kịch bản giá dầu 150 USD/thùng sẽ vượt quá sức chịu đựng của kinh tế toàn cầu.
Trong khi đó, cú sốc giá dầu sẽ “đánh gục” nỗ lực sản xuất và xuất khẩu của Nhật Bản và Hàn Quốc, tiếp theo là Ấn Độ và Trung Quốc- những nhà nhập khẩu dầu rất lớn từ Nga, đó là chưa kể tác động từ thiếu hụt lương thực do nguồn cung từ Nga và Ukraine bị gián đoạn.
Dù tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Nga và Ukraine chỉ chiếm 1,2% tổng kim ngạch của Việt Nam năm 2021, nhưng áp lực lạm phát thế giới sẽ tác động trực diện đến Việt Nam. Điều này sẽ ảnh hưởng đến thị trường tiêu dùng cũng như tiến độ giải ngân đầu tư công, đặc biệt gây sức ép đến lãi vay và tỷ giá.
Nhóm doanh nghiệp xuất khẩu chịu tác động mạnh nhất, đặc biệt là những doanh nghiệp phụ thuộc nguyên liệu đầu vào từ nước ngoài, như than đá, may mặc, linh kiện lắp ráp… Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu sang Nga sẽ đối mặt với thách thức thanh toán khi phương Tây đã loại nhiều ngân hàng Nga ra khỏi hệ thống SWIFT…
Tuy nhiên, cơ hội cũng sẽ đến với Việt Nam khi nguồn cung hàng hóa từ tâm chiến bị ngưng trệ sẽ là cơ hội xuất khẩu tốt và tiếp nhận vốn đầu tư đến Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
07:43, 04/03/2022
05:00, 04/03/2022
04:05, 04/03/2022
02:55, 04/03/2022
11:00, 03/03/2022
08:43, 03/03/2022
04:19, 03/03/2022
03:42, 03/03/2022