Vietnam Report công bố Top 500 Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2023

Diễm Hương 09/09/2023 17:41

Ngày 08/9/2023, Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet công bố Bảng xếp hạng PROFIT500 - Top 500 Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2023.

>>>Tạo sức mua bền vững để kích cầu tiêu dùng

Top 10 Bảng xếp hạng Top 500 Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2023

Top 10 Bảng xếp hạng Top 500 Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2023

Đây là những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, có khả năng tạo lợi nhuận cao và bền vững. Dù chưa thể quay về mức cao như trước đại dịch, song so với năm trước, ROA bình quân của các doanh nghiệp PROFIT500 trong năm 2023 đã có sự cải thiện tương đối đồng đều ở cả ba khu vực kinh tế. Đó là một phần cốt lõi của chiến lược kinh doanh, tạo dựng giá trị lâu dài cho doanh nghiệp thông qua việc nâng cao sự hài lòng của khách hàng. Không chỉ thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng hiện tại mà còn thu hút khách hàng mới, tạo sự khác biệt cạnh tranh và thúc đẩy tăng trưởng.

Trong đó, các doanh nghiệp FDI vẫn tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu ở mức 13,7%, đồng thời là mức tăng mạnh nhất giữa 3 khu vực (+2,7% so với năm 2022), cho thấy sự ổn định trong hoạt động kinh doanh và khả năng tạo lợi nhuận từ tài sản. Hai vị trí còn lại cũng không có sự xáo trộn và đều có sự gia tăng so với hai năm qua, khi doanh nghiệp khu vực Tư nhân và doanh nghiệp khu vực Nhà nước lần lượt ghi nhận tỷ lệ ROA bình quân ở mức 11,2% và 9,2%, tương ứng xếp ở vị trí thứ hai và thứ ba.

>>>Rút ngắn cự ly vận chuyển hàng hoá để nâng cao sức cạnh tranh kinh tế

Nhìn chung, bức tranh ROA và ROE bình quân của các doanh nghiệp thuộc bảng xếp hạng PROFIT500 đều có sự khởi sắc hơn so với năm 2022. Có thể nói, đây là nỗ lực rất lớn và xứng đáng được tôn vinh của các doanh nghiệp này trong việc tối ưu hóa các nguồn lực, nâng cao hiệu suất tài chính, qua đó tạo ra sự khác biệt đáng kể với phần còn lại của thị trường, đặc biệt là trong bối cảnh chung cực kì khó khăn của giai đoạn từ đầu năm đến nay. Được Chính phủ tháo gỡ chính hỗ trợ chính sách giúp các doanh nghiệp phục hồi và tăng trưởng mới như:  Mặt bằng lãi suất vay ngân hàng thương mại giảm (59,1%); Chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) xuống 8% (54,5%) và Đầu tư công được đẩy mạnh (27,3%).

Song song với đó, doanh nghiệp còn nhận được hậu thuẫn từ các chính sách hạ nhiệt lãi suất hay cắt giảm thuế. Thực tế, lãi suất huy động giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm, với mức giảm 1,5-2,5% so với cuối năm 2022 và được dự báo sẽ duy trì trong những tháng còn lại của năm. Trong khi đó, việc giảm thuế giá trị gia tăng (thuế VAT) từ 10% xuống còn 8% mới có hiệu lực kể từ 31/7 cũng được kỳ vọng sẽ hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và kích cầu tiêu dùng, giảm bớt phần nào sức ép và củng cố thêm hi vọng tái thiết cho doanh nghiệp.

Sự phục hồi giữa các ngành, các doanh nghiệp cũng sẽ có sự khác biệt phụ thuộc vào nhiều yếu tố đặc thù riêng. Do vậy, có sự phân hóa trong kết quả khảo sát về triển vọng lợi nhuận dự kiến trong 6 tháng còn lại của năm với 6 tháng đầu. 54,6% số doanh nghiệp cho rằng lợi nhuận của mình sẽ có cải thiện nhẹ so với nửa đầu năm đã qua trong khi 4,5% số doanh nghiệp dự báo không thay đổi và 40,9% số doanh nghiệp nhận định sự phục hồi vẫn hết sức chậm chạp, chưa thể phản ánh ngay vào kết quả kinh doanh trong năm nay, và có thể trong ngắn hạn vẫn ghi nhận sự suy giảm trước khi tình hình có thể cải thiện trở lại.

 Nhận định trong trung và dài hạn, áp lực này được dự báo sẽ giảm bớt khi Fed đã gần cuối chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ và các yếu tố nội tại của Việt Nam như vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn tăng trưởng tương đối ổn định (mức vốn đầu tư thực hiện trong 8 tháng đầu năm 2023 tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2022), hay cán cân thương mại hàng hóa từ đầu năm đến nay ước tính vẫn xuất siêu 16,26 tỷ USD. Mặc dù việc thực hiện những chính sách nới lỏng hỗ trợ tăng trưởng này cũng dẫn đến những lo ngại xoay quanh áp lực tỷ giá đối với doanh nghiệp, tuy nhiên, các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, biến động tăng cao đột ngột của thị trường ngoại hối chỉ mang tính chất ngắn hạn.

Với nhận định chung rằng dù đã có những dấu hiệu cho thấy sự chuyển mình của nền kinh tế, tính chung 8 tháng đầu năm 2023, vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách Nhà nước ước đạt 352,1 nghìn tỷ đồng, bằng 49,4% kế hoạch năm và tăng 23,1% so cùng kỳ năm trước, tương ứng với mức vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách Nhà nước 8 tháng cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây và tốc độ tăng so với cùng kỳ năm trước cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây. Việc tối ưu hóa chi phí cũng được nhiều doanh nghiệp cho biết sẽ chú trọng hơn nữa trong thời gian tới nhằm duy trì lợi nhuận và tạo sự đề phòng trước những biến đổi khó lường của tình hình kinh doanh.

Dù còn những thách thức trong triển khai, câu chuyện khơi thông nguồn lực, đẩy mạnh giải ngân đầu tư công vẫn được kỳ vọng sẽ đem lại nhiều dấu hiệu tích cực trong những tháng cuối năm 2023. Cùng với những nỗ lực chủ động xoay trục chiến lược sản xuất, kinh doanh phù hợp, các doanh nghiệp kỳ vọng sẽ không chỉ thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận của chính doanh nghiệp, khẳng định vị trí của bản thân trong một trật tự mới của thị trường mà còn đẩy nhanh tốc độ phục hồi, cũng như kiến thiết lại một quỹ đạo tăng trưởng mới của nền kinh tế.

Có thể bạn quan tâm

  • Thị trường trước kỳ vọng đồng USD tiếp tục tăng giá

    Thị trường trước kỳ vọng đồng USD tiếp tục tăng giá

    05:30, 09/09/2023

  • Khơi dòng tài chính xanh: Nhìn từ kinh nghiệm quốc tế

    Khơi dòng tài chính xanh: Nhìn từ kinh nghiệm quốc tế

    04:00, 09/09/2023

  • Đột phá thu hút đầu tư và phát triển kinh tế từ khu thương mại tự do

    Đột phá thu hút đầu tư và phát triển kinh tế từ khu thương mại tự do

    03:40, 09/09/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vietnam Report công bố Top 500 Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2023
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO