Vinachem vẫn còn rất “nặng nợ”

Diendandoanhnghiep.vn Khấu trừ chi phí, Vinachem ước lỗ 442 tỷ đồng; 6 tháng 2020 ước lỗ 1.025 tỷ đồng.

Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam (Vinachem) vừa có đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tính đến nửa đầu năm 2020. Được biết, tình hình sản xuất kinh doanh của Vinachem gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

6 tháng 2020, Vinachem ước lỗ 1.025 tỷ đồng.

6 tháng 2020, Vinachem ước lỗ 1.025 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, các yếu tố như thời tiết diễn biến bất lợi (mưa đá ở miền Bắc; hạn hán tại Tây Nguyên, xâm nhập mặn tại khu vực đồng bằng Sông Cửu Long) tác động trực tiếp đến việc canh tác, giảm nhu cầu phân bón. Nguyên liệu đầu vào, vốn và điều kiện sản xuất, cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng là khó khăn lớn đối với Vinachem.

Quý 3 dự kiến lỗ 546 tỷ đồng

Do vậy, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong quý 2 không đạt hiệu quả như cùng kỳ năm trước. Cụ thể, giá trị sản xuất công nghiệp tính theo giá thực tế ước đạt 9.559 tỷ đồng; lũy kế 6 tháng ước đạt 18.443 tỷ đồng, thực hiện 41,5% so với kế hoạch năm.

Tương ứng, doanh thu trong quý ước đạt 10.432 tỷ đồng, lũy kế 6 tháng ước đạt 19.971 tỷ đồng, giảm 9% so với cùng kỳ năm trước và bằng 43,4% kế hoạch năm. Khấu trừ chi phí, Vinachem ước lỗ 442 tỷ đồng; 6 tháng 2020 ước lỗ 1.025 tỷ đồng. Trong khi, 6 tháng năm 2019, Vinachem lãi 219 tỷ đồng.

Trong đó, 4 đơn vị thuộc Đề án 1468 bao gồm Đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc, DAP số 1 - Hải Phòng, DAP số 2 - Lào Cai, ước lỗ 1.907 tỷ đồng, tăng lỗ 1.326 tỷ đồng. Các đơn vị còn lại lãi 882 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2019.

Đối với việc thực hiện đề án tái cơ cấu doanh nghiệp, từ đầu năm đến nay, Tập đoàn đã thực hiện các bước về thoái vốn đối với một số đơn vị thoái vốn không thành công, phối hợp với các đơn vị tư vấn để tổ chức chào bán với các Công ty Pin Hà Nội, Ắc quy Tia sáng và Xuất nhập khẩu Hóa chất Miền Nam…

Quý 3, Tập đoàn đề ra kế hoạch sản xuất kinh doanh với giá trị sản xuất công nghiệp tính theo giá thực tế đạt 9.622 tỷ đồng, doanh thu đạt 10.210 tỷ đồng và lợi nhuận cộng hợp dự kiến lỗ 546 tỷ đồng. Trong đó, các đơn vị thuộc Đề án 1468 lỗ 930 tỷ đồng, các đơn vị còn lại lãi 384 tỷ đồng.

Mạnh dạn để thị trường định đoạt

Chính phủ vừa qua đã có báo cáo gửi các Đại biểu Quốc hội về tình hình và kết quả xử lý tồn tại, yếu kém của 12 dự án, doanh nghiệp yếu kém ngành Công Thương, trong đó nhắc nhiều đến vấn đề thoái vốn, xử lý hợp đồng EPC tại ba “đứa con” của Vinachem.

Nhà máy Đạm Ninh Bình - một trong những dự án thua lỗ, vay nợ lớn nhất của Vinachem.

Nhà máy Đạm Ninh Bình - một trong những dự án thua lỗ, vay nợ lớn nhất của Vinachem.

Báo cáo thể hiện, với số nợ khổng lồ, càng để các dự án dở dang, cầm chừng, thiệt hại của doanh nghiệp càng lớn. Trong các giải pháp xử lý, phương án tái cơ cấu để thoái vốn, bán dự án được xem là khả thi hơn cả.

Tuy nhiên, nếu thực hiện theo các thủ tục và quy định hiện hành, việc này được các bên liên quan ví như "gà mắc tóc". Các bộ ngành liên quan như Ngân hàng Nhà nước, bộ Tài chính, bộ Công Thương… đều đã đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn của các doanh nghiệp như: cơ cấu nợ, khoanh nợ; giãn khấu hao; giảm lãi suất… hay bán dự án theo giá trị thực.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, đã đến lúc cần mạnh dạn để thị trường thực hiện đúng vai trò định đoạt trên nguyên tắc chọn lọc của thị trường, thay vì tiếp tục dùng nguồn lực Nhà nước gia cố thêm, ngay kể cả việc xem xét cân nhắc gỡ khó các khoản vay cũng rất có thể tiếp tục dẫn tới tình trạng tiêu tốn thêm nguồn lực tài chính vào các dự án khó có thể phục hồi.

“Nếu không mạnh dạn chấp nhận các giải pháp mang tính thị trường thì sẽ rất khó có thể xử lý triệt để các vướng mắc. Thậm chí, càng quanh quẩn, loay hoay với các nguồn lực của Nhà nước, nguy cơ sẽ còn thiệt hại thêm”, PGS.TS Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) nhấn mạnh quan điểm xử lý một cách dứt khoát các dự án thua lỗ, yếu kém.

PGS.TS Phạm Thế Anh cho rằng, cần sớm đưa các dự án ra thị trường để chính thị trường thực hiện vai trò thẩm định và định đoạt thì còn có cơ hội cứu vãn.

Nếu Nhà nước và doanh nghiệp tiếp tục loay hoay với các giải pháp mang tính thỏa hiệp như kéo dài thời hạn vay, khoanh nợ để có thời gian phục hồi sản xuất, lùi thời gian khấu hao thì rất khó có thể xử lý triệt để các vướng mắc, việc xử lý sẽ rất nan giải.

Quan điểm này cũng được đề cập trong báo cáo Chính phủ gửi Quốc hội về các dự án thua lỗ ngành Công Thương. Cơ quan này cho biết, với các dự án, doanh nghiệp không có khả năng khắc phục sẽ kiên quyết thực hiện phá sản, giải thể để thu hồi tối đa vốn, tài sản của Nhà nước, hạn chế thấp nhất mất vốn Nhà nước; bảo đảm quyền lợi cho người lao động, an ninh trật tự xã hội và ổn định môi trường kinh doanh.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vinachem vẫn còn rất “nặng nợ” tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711667082 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711667082 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10