Vinamilk đang hiện thực hóa tham vọng nhúng chân thị trường thịt bò tại Việt Nam trong bối cảnh công ty theo đuổi các nguồn doanh thu bổ sung.
>>>Liên doanh Sojitz và Vilico sẽ làm ăn ra sao?
Mới đây, theo thông tin từ Bộ Công thương, nhà sản xuất sữa hàng đầu Việt Nam Vinamilk và công ty thương mại Nhật Bản Sojitz đã khởi công xây dựng một khu phức hợp chế biến thịt bò quy mô lớn bao gồm một trang trại chăn nuôi gia súc tại tỉnh Vĩnh Phúc, miền bắc Việt Nam. Vốn đầu tư ban đầu vào khu phức hợp khoảng hơn 100 triệu USD. Các lô hàng sẽ bắt đầu sau khi hoàn thành cơ sở vào tháng 6 năm 2024.
Giám đốc điều hành Vinamilk, bà Mai Kiều Liên phát biểu trong lễ khởi công rằng: “Chúng tôi mong muốn cả hai bên sẽ phát huy thế mạnh của mỗi bên trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao”.
Trong khi đó, ông Masayoshi Fujimoto - Chủ tịch của Sojitz cũng đưa ra những nhận định lạc quan: “Chúng tôi đã định vị Việt Nam là thị trường ưu tiên cao nhất, đồng thời sẽ xây dựng một thương hiệu thịt bò Việt Nam được coi là an toàn và đảm bảo”.
Trên thực tế, Vinamilk và Sojitz đã bắt tay với nhau trong một dự án liên doanh được ký kết từ năm 2021, công ty liên doanh nhằm mục đích chế biến thịt bò chất lượng Nhật Bản tại một nhà máy ở tỉnh Vĩnh Phúc với tổng vốn đầu tư dự kiến lên tới 500 triệu USD. Khu liên hợp có khả năng chăn nuôi khoảng 10.000 con bò thịt mỗi năm và chế biến khoảng 30.000 con. Khi liên doanh cất cánh, Vinamilk và Sojitz cũng sẽ mở rộng sang thịt lợn và gia cầm.
Đáng chú ý, cơ sở chế biến thịt bò sẽ áp dụng quản lý chất lượng sản phẩm và thiết bị giống như ở Nhật Bản. Mục tiêu là cung cấp thịt bò đông lạnh chất lượng cao được nuôi tại Việt Nam, hướng tới người tiêu dùng trung lưu, những người đã tăng lên cùng với sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.
>>>Sojitz đối tác “khủng” của Vinamilk là ai?
>>>Vinamilk và Vilico ký bản ghi nhớ hợp tác 500 triệu USD về dự án chăn nuôi bò thịt
Có lẽ khi bắt tay vào thành lập liên doanh Vinamilk và Sojitz đã nhắm tới một thị trường tiêu thụ thịt bò đang tăng lên của Việt Nam, khi thu nhập của tầng lớp trung lưu cũng ngày một tăng.
Việt Nam là nơi có dân số khoảng 100 triệu người. Độ tuổi trung bình là 31, tương đối trẻ và nhiều hộ gia đình có thu nhập kép. Cùng với đó là thị trường đã sẵn sàng phục hồi sau đại dịch COVID-19 và Vinamilk kỳ vọng thị trường sẽ tiếp tục tăng trưởng khi thu nhập tăng.
Một thống kê cho thấy, Việt Nam đang tiêu thụ khoảng 650.000 tấn thịt bò mỗi năm, trong đó thị bò nhập khẩu vào khooảng 200.000 tấn. Thịt bò thượng hạng được vận chuyển chủ yếu từ Mỹ hoặc Úc. Nhưng, thị trường đang tiến đến một bước ngoặt khi tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người đã vượt xa 3.000 USD.
Vào tháng 12 năm 2021, Vinamilk đã bắt đầu bán thịt bò Nhật Bản tại các siêu thị ở TP.HCM để xây dựng lượng người theo dõi trước khi đầu tư. Theo đó, các loại thịt bò này chủ yếu được nhập khẩu từ đảo Hokkaido phía bắc Nhật Bản được bán dưới nhãn hiệu Yuki Beef và bao bì thể hiện nguồn gốc Nhật Bản.
Ở Việt Nam, từ “thịt” thường được gắn với thịt lợn. Hầu hết các siêu thị tại Việt Nam đang bán thịt lợn với giá khoảng 150.000 đồng (tương đương 6,5 USD) một kg, so với khoảng 120.000 đồng đối với thịt gà. Trong khi đó, một gói Bò Yuki khoảng 250g có giá khoảng 150.000 - 450.000 đồng.
Thịt bò Nhật Bản vốn khá được ưa chuộng tại Việt Nam. Vì vậy, Vinamilk đã nhìn thấy một thị trường đầy tiềm năng, họ đã lên kế hoạch liên doanh với Sojitz, tập đoàn đa ngành có kinh nghiệm tại Việt Nam trong một dự án liên quan đến nông nghiệp và các sản phẩm từ nông nghiệp công nghệ cao kể từ năm 2021.
Cả hai sẽ chế biến thịt bò chất lượng Nhật Bản tại một nhà máy ở tỉnh Vĩnh Phúc, miền bắc Việt Nam. Tổng vốn đầu tư dự kiến ban đầu lên tới 500 triệu USD. Mục tiêu là chế biến 30.000 đầu gia súc hàng năm để sản xuất khoảng 10.000 tấn thịt bò.
Trong hoạt động chăn nuôi bò thịt của Vinamilk và Sojitz, liên doanh này đang được kỳ vọng là sự kết hợp chiến lược giữa mạng lưới bán hàng của Vinamilk cùng với bí quyết kinh doanh sản phẩm chăn nuôi của Sojitz, sẽ đem lại những sự thành công nhất định trong tương lai.
Tuy nhiên, các đối thủ đã bắt đầu nhảy vào cuộc. Các tập đoàn lớn như Asanzo, Hòa Phát hay là HAGL Agrico cũng đều cho biết việc họ sẽ tham gia chăn nuôi và kinh doanh thịt bò.
Có thể bạn quan tâm
Vinamilk - Tài sản đầu tư có giá trị Asean và dẫn đầu về quản trị công ty tại Việt Nam
13:43, 16/12/2022
Tính bền vững – yếu tố đưa Vinamilk 11 năm liền thuộc Top kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam
22:39, 05/12/2022
Đằng sau sự tan rã của liên doanh Vinamilk – Kido
05:00, 03/12/2022
Đặt con người làm trung tâm - yếu tố đóng góp cho sự phát triển bền vững của Vinamilk
14:48, 05/12/2022