VinFuture Prize: Món quà mang tên hy vọng!

Diendandoanhnghiep.vn Sự ra đời của VinFuture Prize như một món quà tinh thần, thúc đẩy cộng đồng khoa học toàn cầu trong bối cảnh đối mặt với những vấn đề cấp bách của toàn nhân loại…

Đại dịch COVID-19 đã diễn ra hơn hai năm nhưng vẫn chưa có dấu hiệu cáo chung. Nó đã gây ra những thiệt hại to lớn trên toàn cầu, và cũng đã dạy cho nhân loại bài học sống còn về việc chung tay giải quyết những thách thức toàn cầu.

Sự kiện trao giải thưởng VinFuture Prize tại Việt Nam ngày 20 tháng 1 năm 2022.

Sự kiện trao giải thưởng VinFuture Prize tại Việt Nam ngày 20 tháng 1 năm 2022.

Tuy nhiên, những khó khăn, những điều bất ngờ có thể vẫn đang chờ đợi ở phía trước. Hơn bao giờ hết, đây là lúc cộng đồng khoa học công nghệ cần nguồn cảm hứng mới cho những phát minh mới nhằm tìm kiếm những vấn đề cấp bách mà nhân loại đang phải đối mặt.

Hơn một năm trước, thời điểm tháng 12 năm 2020, các số liệu thống kê đáng lo ngại về số người chết của đại dịch COVID-19 đã phủ bóng lên các lễ kỷ niệm Giáng sinh, lễ chào đón năm mới trên toàn thế giới. Gần 77 triệu trường hợp đã được báo cáo và hơn 1,7 triệu sinh mạng đã bị biến mất. Không nghi ngờ gì nữa, đó là một trong những thời khắc đen tối nhất trong lịch sử nhân loại. 

Nhưng, cũng chính trong thời điểm đó, Việt Nam đã thu hút sự chú ý của cộng đồng khoa học toàn cầu khi giới thiệu VinFuture Prize, một giải thưởng khoa học công nghệ mang tính chất toàn cầu đầu tiên của Việt Nam do Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng và vợ là bà Phạm Thu Hương khởi xướng.

VinFuture Prize với 4 hạng mục giải thưởng tổng trị giá 4,5 triệu USD. Sứ mệnh duy nhất của VinFuture Prize: “Tạo ra sự thay đổi có ý nghĩa trong cuộc sống hàng ngày của hàng triệu người bằng cách tôn vinh những đổi mới công nghệ mang tính chuyển đổi”. Một sứ mệnh rất đơn giản nhưng đã thổi bùng lên những hy vọng tươi sáng cho hàng triệu người trên toàn thế giới.

Có thể nói, rõ ràng là nhân loại đang cần những câu chuyện đầy cảm hứng như thế trong một thời điểm không chắc chắn này. Đã từ rất lâu rồi, người ta luôn hỏi nhau: Bao giờ thì đại dịch COVID-19 biến mất? Nhưng, có lẽ chúng ta đã dần phải chấp nhận một sự thật rằng, COVID-19 vẫn còn chưa có dấu hiệu của sự cáo chung và nhân loại sẽ phải đối mặt với nhiều đại dịch hơn nữa trong thời gian tới.

Vũ khí của loài người trong cuộc chiến khốc liệt này không gì khác chính là khoa học công nghệ. Vấn đề chỉ là cách làm thế nào để mang những bộ óc toàn cầu đến gần nhau hơn, thắp sáng ngọn lửa khoa học trên toàn thế giới, bất kể địa vị, giới tính và xuất thân của họ. Đại dịch COVID-19 có thể là một lời cảnh báo và nếu chúng ta không nhanh chóng hành động, mọi người sẽ phải hụt hơi trên chuyến tàu một chiều đầy biến động của thế giới.

Và khi nhìn vào kết quả việc trao giải thưởng VinFuture lần thứ nhất hôm 20 tháng 1 vừa qua có thể thấy, tiêu chí “vì cộng đồng” là một tôn chỉ mang tính chất nhất quán và xuyên suốt của giải thưởng này. Điều đó cũng cho thấy một tầm nhìn thiết thực, khác biệt và thành công mà giải thưởng này đem lại.

Giải thưởng cao nhất được trao cho ba nhà khoa học: Katalin Kariko, Drew Weissman và Pieter Cullis với công trình “Vaccine mRNA: Công nghệ đột phá để cứu sống con người”.

Giải thưởng cho Nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển trao cho hai vợ chồng nhà khoa học từ Nam Phi, bà Salim Abdool Karim và ông Quarraisha Abdool Karim, với sáng chế gel có chứa dược chất tenofovir - sản phẩm dành cho phụ nữ có tác dụng kháng virus HIV.

GS Sir Richard Henry Friend, chủ tịch hội đồng giải thưởng phát biểu tại sự kiện.

GS Sir Richard Henry Friend, chủ tịch hội đồng giải thưởng phát biểu tại sự kiện.

Giải thưởng dành cho nữ giới của Giáo sư Zhenan Bao với công trình nghiên cứu da điện tử có thể tự lành, siêu co giãn và cảm nhận như da thật. Và cuối cùng là giải thưởng về lĩnh vực mới được trao cho Giáo sư Omar M.Yaghi - nhà khoa học người Mỹ gốc Jordan với công trình nghiên cứu tiên phong khám phá ra vật liệu khung cơ-kim (MOFs).

Có lẽ, tất cả các giải thưởng mà các nhà khoa học nhận được ở trên đã trả lời một câu hỏi quan trọng cho tiêu chí “vì cộng đồng” của VinFuture Prize đặt ra: Liệu những chiến thắng trong năm đàu tiên này có đủ quan trọng để tạo ra sự thay đổi có ý nghĩa cho hàng triệu cuộc đời hay không.

Đó cũng là điều mà Giáo sư Jennifer Tour Chayes, cựu thành viên của Ủy ban ACM AM Turing nhận xét: “Giải thưởng VinFuture ngay lập tức được giới khoa học công nhận rằng đây là một giải thưởng đẳng cấp thế giới mới và chất lượng của những người được giải đã phản ánh điều đó”.

Trong khi đó, Giáo sư Richard Henry Field đến từ Đại học Cambridge, Chủ tịch Hội đồng giải thưởng cũng cho rằng: “Việc ghi nhận những thành tựu khoa học tại các giải thưởng như VinFuture sẽ giúp thúc đẩy sự đa dạng trong cộng đồng khoa học và mở rộng cơ hội tiếp cận của nhiều đối tượng trong ngành khoa học và công nghệ trên thế giới”.

Đặc biệt, tất cả những thành viên của Hội đồng giải thưởng đều có chung một nhận định rằng, tương lai, những giải thưởng như VinFuture có thể là chìa khóa mở ra cánh cửa tươi sáng cho cuộc sống của nhân loại. Sẽ có nhiều nhà khoa học có động lực, dám vượt qua khó khăn, thử thách bản thân. Sẽ có thêm nhiều bạn trẻ quyết tâm đi theo con đường nghiên cứu, có những sáng tạo đột phá cống hiến cho cuộc đời. VinFuture Prize có thể sẽ là một “món quà mang tên hy vọng” đến từ Việt Nam.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết VinFuture Prize: Món quà mang tên hy vọng! tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711710798 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711710798 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10