Thị trường phản ứng gì với thương vụ M&A khủng nhất 2019?

Diendandoanhnghiep.vn VinCommerce (VCM) gồm VinMart, VinMart+ và VinEco công bố sẽ sáp nhập vào Masan Consumer Holdings (MCH) bằng phương pháp hoán đổi cổ phiếu ảnh hưởng ra sao đến thị trường?

VnIndex về gần 950 bị che mờ bởi thương vụ sáp nhập khủng trong ngày 3/12/2019. VinCommerce (VCM) gồm VinMart, VinMart+ và VinEco công bố sẽ sáp nhập vào Masan Consumer Holdings (MCH) bằng phương pháp hoán đổi cổ phiếu. Có nghĩa là MCH sẽ phát hành cổ phiếu mới hoán đổi số cổ phiếu VCM và VinEco mà Vingroup nắm giữ. Sau sáp nhập Vingroup sẽ nắm cổ phần không kiểm soát nên MCH hay Masan sẽ nắm quyền điều hành hệ thống VinMart và VinEco.

Trong giao dịch sáp nhập này, MCH sẽ là bên mua, VCM và VinEco sẽ là bên bán. Xét trên góc độ chiến lược kinh doanh thì có lẽ đây là thương vụ lợi cả đôi bên. VCM cần MCH và MCH cần một hệ thống bán lẻ rộng khắp của VCM. MCH nắm giữ một hệ sinh thái sản xuất và 180.000 điểm phân phối hàng tiêu dùng, nắm những công ty con như Vinacafe Biên Hoà, Nước khoáng Vĩnh Hảo, Masan Meatlife,... VCM có 120 siêu thị và 2.000 cửa hàng tiện lợi. VinEco thì có 30.000ha diện tích đất nông nghiệp.

Chiến lược của Masan trong phát triển ngành hàng tiêu dùng là lý do họ là bên mua. CIO của Masan chẳng phát biểu tại diễn đàn chuyển đổi số gần đây rằng những nhà sản xuất như Masan, Vinamilk sợ rằng sẽ phải chia sẻ biên lợi nhuận cho các nhà phân phối, bán lẻ có khả năng khống chế thị trường. Và giờ đây chính nhà sản xuất Masan muốn trở thành kẻ khống chế thị trường đó.

Diễn biến thường lệ của giá cổ phiếu ngay sau Công bố thương vụ M&A giống như bao thương vụ khác trên thế giới. Bên mua sẽ chịu rủi ro từ khả năng tích hợp và tạo giá trị cộng hưởng (synergy) từ vụ sáp nhập. Làm thế nào để bên mua tạo dòng tiền tương lai bù đắp cho phần thặng dư (premium) mà họ có thể phải trả để nắm quyền kiểm soát bên bán? Cổ đông bên bán có thể được hưởng lợi từ định giá (cao) từ thương vụ.

Trong giao dịch VCM huy động 500 triệu USD từ GIC gần đây, chuỗi VinMart được định giá hơn 3 tỷ USD, một con số rất cao trong bối cảnh các chỉ số tài chính được công bố chưa khả quan, hoặc số thật thì chỉ có bên mua biết. Nhưng câu chuyện sẽ là cả bên mua và bên bán trong deal này đều “tài năng” trong định giá và đàm phán cả.

MSN giảm sàn hôm nay. MCH (UpCom) có chút xanh, trong khi VIC giữ tham chiếu. Chiến lược của Trader trong các thương vụ tương tự thường Short Buyer, Long Seller. Nhớ ngày xưa mình hay kiếm được "kha khá" nhờ Short buyer trong mấy thương vụ M&A kiểu BHP Billiton với Rio Tinto. Diễn biến giá cổ phiếu của thương vụ sáp nhập gần đây trên thị trường Việt BHS-SBT cũng tương tự.

Cá nhân mình thì kỳ vọng MCH sẽ thành công trong thương vụ này, họ có đủ các điều kiện để đạt được điều đó.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thị trường phản ứng gì với thương vụ M&A khủng nhất 2019? tại chuyên mục Mạng xã hội của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713402159 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713402159 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10