Virus SARS-CoV-2 tự hủy (Kỳ 1): COVID-19 đang được đẩy lùi tại Châu Á?

Diendandoanhnghiep.vn Từng là điểm nóng COVID-19 toàn cầu, nhưng cho đến nay một loạt quốc gia tại Châu Á đang chứng kiến số ca nhiễm và tử vong giảm nhanh chóng.

>> Chiến lược "sống chung với COVID-19" từ hai hình mẫu Châu Á

Indonesia báo cáo số ca nhiễm mới COVID-19 giảm mạnh trong thời gian gần đây

Indonesia báo cáo số ca nhiễm mới COVID-19 giảm mạnh trong thời gian gần đây

Indonesia, Nhật Bản và Ấn Độ từng hứng chịu sóng COVID-19 tồi tệ, nhưng các ca nhiễm gần đây giảm thẳng đứng. Mới đây, Indonesia báo cáo 394 ca nhiễm mới và 9 ca tử vong. Trong tháng 11, nước này chỉ ghi nhận trung bình 360 ca nCoV mỗi ngày, thấp hơn rất nhiều so với giai đoạn đỉnh điểm, khi Indonesia báo cáo gần 57.000 ca vào ngày 15/7. Điều này cho thấy số ca nhiễm mới đã duy trì đà giảm liên tục trong 4 tháng qua. Xu hướng này trái ngược với tình hình dịch ở Mỹ và nhiều nước châu Âu.

Đáng chú ý, Indonesia không phải là nước có tỷ lệ tiêm chủng hàng đầu thế giới. Theo Bộ Y tế Indonesia, nước này đã tiêm ít nhất một liều vaccine cho hơn 135,4 triệu người, chiếm khoảng 50% dân số, trong đó hơn 90 triệu người tiêm đủ hai mũi.

Tương tự, Nhật Bản liên tục ghi nhận số ca nhiễm mới giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một năm. Quốc gia này cũng trải qua ngày không ghi nhận ca mắc tử vong nào do COVID-19. Thậm chí, tâm dịch "nóng" nhất của châu Á hồi tháng 4-5 là Ấn Độ vào ngày 23/11 báo cáo 7.579 ca nhiễm mới, mức thấp nhất trong một năm rưỡi qua, bất chấp các lễ hội lớn diễn ra những tuần gần đây.

>> Bài học chống COVID-19 từ Indonesia

Có nhiều ý kiến lý giải về việc các quốc gia từng là điểm nóng dịch COVID-19 giảm số ca nhiễm. Đáng chú ý nhất là trường hợp của Nhật Bản. Theo một số chuyên gia tại Viện Di truyền Quốc gia Nhật Bản, biến thể Delta ở Nhật Bản dễ lây lan, song khi đột biến chồng chất lên nhau, virus cuối cùng bị lỗi, không thể tự sao chép. Đối chiếu thực tế rằng số ca nhiễm nước này không tăng, các nhà khoa học phỏng đoán virus SARS-CoV-2 đã "tuyệt chủng tự nhiên" sau một thời gian đột biến.

Người dân Nhật Bản tuân thủ nghiêm túc việc tiêm phòng vaccine COVID-19

Người dân Nhật Bản tuân thủ nghiêm túc việc tiêm phòng vaccine COVID-19  

Các chuyên gia giải thích, Nsp14 hoạt động cùng với các protein khác có vai trò quan trọng đảm bảo hoạt động của vật chất di truyền là RNA thông tin, không để RNA của virus bị phân hủy. Các nghiên cứu cho thấy khi nsp14 bị tê liệt, khả năng tự nhân bản của virus giảm đáng kể.

Do đó, nhiều khả năng biến chủng Delta ở Nhật Bản tích lũy quá nhiều đột biến đối với protein phi cấu trúc, có chức năng sửa lỗi di truyền là nsp14. Hệ quả là virus dần mất đi chức năng tự sửa lỗi gene, cuối cùng dẫn tới tự diệt vong. Bên cạnh đó, nsp14 có nguồn gốc từ virus nên các hợp chất hóa học có khả năng phân rã protein này có thể được coi là phương thuốc hứa hẹn để điều trị cho người mắc COVID-19.

Theo các nghiên cứu trước đó, tỉ lệ dân số châu Á mang trong cơ thể loại enzyme phòng vệ APOBEC3A chuyên tấn công RNA virus, bao gồm virus SARS-CoV-2 gây COVID-19, cao hơn so với dân châu Âu và châu Phi. Phát hiện này khiến các nhà khoa học Nhật tò mò cách APOBEC3A tác động lên protein nsp14.

"Chúng tôi bị sốc trước phát hiện của mình... Xét thực tế ca nhiễm ở Nhật không tăng trong thời gian qua, chúng tôi nghĩ vào một chu kỳ đột biến nào đó virus đã đi thẳng vào con đường tự diệt. Nếu virus còn sống và khỏe, ca nhiễm chắc chắn phải tăng vì khẩu trang và vắc xin không thể ngăn toàn bộ lây nhiễm" - giáo sư Ituro Inoue của Viện Di truyền Quốc gia Nhật Bản cho biết.

Trong khi đó, với trường hợp của Indonesia, nhiều khả năng quốc gia này đã đạt được miễn dịch cộng đồng do 80% dân số từng nhiễm Delta, khiến ca nhiễm mới COVID-19 có chiều hướng giảm mạnh.

Tuy nhiên, một yếu tố không thể thiếu là tốc độ tiêm chủng tại các nước châu Á được đẩy nhanh khi có vaccine. Nhật Bản và Indonesia đều là hai quốc gia được tiếp cận nguồn vaccine phòng COVID-19 muộn hơn so với một số nước trong khu vực và trên thế giới, tuy nhiên đa phần người dân đều chấp thuận tiêm chủng đầy đủ cùng việc thực thi các biện pháp phòng dịch một cách chặt chẽ.

Theo giáo sư Kenji Shibuya, chuyên gia cấp cao tại Tổ chức Nghiên cứu Chính sách Tokyo chỉ ra, nhiều người Nhật tin rằng làn sóng thứ 6 sắp đến và chưa buông lỏng cảnh giác, như đeo khẩu trang và giãn cách xã hội. "Khác với Mỹ và châu Âu, chương trình tiêm chủng tại Nhật không chịu ảnh hưởng từ chính trị. Tiêm chủng không bị liên hệ với quyền tự do cá nhân. Công chúng không quan tâm đến bất kỳ thuyết âm mưu nào", chuyên gia này phân tích.

Mặc dù vậy, các chuyên gia khẳng định, biến chủng Delta vẫn còn gây nguy hiểm đến sức khỏe cộng đồng và dịch COVID-19 vẫn có nguy cơ bùng phát trở lại nếu các quốc gia nhanh chóng nới lỏng các biện pháp phòng dịch và vẫn còn phần lớn người dân chưa được tiêm chủng.

"Nếu virus vẫn còn tồn tại, số ca mắc bệnh chắc chắn sẽ tăng bởi đeo khẩu trang hay tiêm chủng không hoàn toàn bảo vệ con người trước nguy cơ lây nhiễm", chuyên gia Shibuya nhấn mạnh.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Virus SARS-CoV-2 tự hủy (Kỳ 1): COVID-19 đang được đẩy lùi tại Châu Á? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713564361 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713564361 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10