VNG có 'chia tay" Tiki?

Hà Phương 27/11/2019 14:30

Mặc dù tỷ lệ vốn góp giảm nhưng VNG vẫn đang giữ 24,60% cổ phiếu của Tiki.

Sau khi không thành công với những dự án thương mạị điện tử (TMĐT) do mình tự phát triển, đầu năm 2016, Công ty cổ phần VNG đã đầu tư 384 tỷ đồng để trở thành một trong những cổ đông chủ chốt của trang thương mại điện tử Tiki. Đến đầu năm 2018, tổng số tiền đầu tư của VNG vào Tiki đã tăng lên 506 tỷ đồng, tương ứng với 28,88% cổ phần.

p/Lợi nhuận của VNG và Tiki các năm.

Lợi nhuận của VNG và Tiki các năm.

Giảm khoản đầu tư 

Ngay trong năm đầu tiên, giá trị khoản đầu tư của VNG vào Tiki đã giảm còn 93 tỷ đồng. Sang năm 2017, giá trị khoản đầu tư này giảm tiếp 126 tỷ đồng. 

Chưa dừng lại đó, năm 2018, VNG rót thêm gần 122 tỷ đồng vào Tiki, nâng giá trị khoản đầu tư lên 506 tỷ đồng. Tuy nhiên, với khoản đầu tư mới, Tiki đã không ngại "đốt tiền" tiếp 254 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần số tiền vừa được rót vốn, khiến giá trị đầu tư của VNG tại Tiki chỉ còn 33,45 tỷ đồng. Và trong 6 tháng đầu năm 2019, Tiki đã tiếp tục đốt hết toàn bộ số tiền ít ỏi này.

Theo số liệu của iPrice Group, Tiki hiện đứng thứ 2 về lượng truy cập trên bản đồ TMĐT Việt Nam, xếp sau Shopee. Với việc tích cực "đốt tiền" để chiếm lĩnh thị trường, Tiki đã vượt qua nhiều đối thủ khác như Lazada hay Sendo. Theo đánh giá, sau 9 năm hoạt động, hiện sàn TMĐT này đang là đơn vị số 1 về cơ sở hạ tầng, hệ thống kho vận trong ngành TMĐT Việt Nam, sở hữu 10 trung tâm xử lý hàng hóa trên toàn quốc với tổng diện tích gần 60.000 m2.

Cũng trong vòng gọi vốn đầu năm 2018, Tiki còn xuất hiện thêm một số cổ đông mới, đáng kể nhất là tập đoàn thương mại điện tử Trung Quốc JD.com. Đến tháng 4/2019, JD.com đã nắm giữ 25,65% cổ phần của Tiki.

Thách thức cho nhà đầu tư lĩnh vực TMĐT?

Báo cáo của Công ty Chứng khoán VNDIRECT mới đây đã phân tích về mảng TMĐT, báo cáo nhận định, tổng giá trị lỗ lũy kế của các sàn TMĐT như Lazada, Shopee và Tiki trong giai đoạn 2015-2018 là 9.400 tỷ đồng. Điều này tạo nên rào cản rất lớn cho những nhà đầu tư mới muốn gia nhập thị trường nhiều tiềm năng nhưng đầy khốc liệt. VNDIRECT ước tính một doanh nghiệp sẽ phải chịu khoản lỗ khoảng 142 tỷ đồng mỗi năm nếu muốn giành được 1% thị phần từ các đối thủ kinh doanh trong lĩnh vực TMĐT ở Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

  • Tiki đã

    Tiki đã "đốt tiền" của VNG như thế nào?

    10:40, 21/11/2019

  • Startup học hỏi kinh nghiệm từ nhà sáng lập Tiki

    Startup học hỏi kinh nghiệm từ nhà sáng lập Tiki

    08:17, 01/11/2019

  • Tiki và chiến lược... thần tốc

    Tiki và chiến lược... thần tốc

    00:00, 13/10/2019

  • 500 tỷ đồng của VNG đầu tư vào Tiki giờ ra sao?

    500 tỷ đồng của VNG đầu tư vào Tiki giờ ra sao?

    01:44, 16/09/2019

Lazada và Shopee là 2 sàn TMĐT thương hiệu quốc tế trong lúc đó các sàn còn lại là Tiki và Sendo được sáng lập bởi các tổ chức của nhà đầu tư trong nước. Quý 1 năm 2018, Lazada là sàn TMĐT dẫn đầu thị trường xét trên cả phương diện số lượng truy cập website lẫn số lượng view trên Facebook. Tuy nhiên chỉ một năm sau, Shopee và Tiki đã vươn lên vị trí xếp hạng số 1 và 2 về lượng truy cập website, trong lúc đó Sendo xếp hạng thứ 4 nhờ vào sự phát triển liên tục.

Ông Trần Thái Sơn, Giám đốc điều hành Tiki trả lời phỏng vấn Deal Street Asia cho biết, các khoản lỗ của Tiki chủ yếu đến từ khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các trung tâm vận hành của công ty. Hiện Tiki đang sở hữu hơn 30.000 m2 trung tâm vận hành và dự kiến sẽ đạt 100.000 m2 trong vòng sáu tháng tới.

Tuy nhiên, Tiki cũng đang rất lạc quan về triển vọng phát triển của mình tại Việt Nam khi đã vươn lên nhóm đầu các trang thương mại điện tử, vượt qua cả ông lớn Alibaba. Mặt khác, Tiki đang có những tín hiệu tích cực về khả năng gọi thêm 100 triệu USD từ một quỹ đầu tư Hàn Quốc.

Theo Bộ Công thương, tính trên quy mô toàn thị trường, thương mại điện tử Việt Nam có thể đạt mức 10 tỉ USD đến cuối năm 2020.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
VNG có 'chia tay" Tiki?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO