Cảnh báo nguy cơ vỡ đập liên hoàn ở Đông Nam Á

Cẩm Anh 25/07/2018 04:19

Việc Trung Quốc mở rộng quyền kiểm soát sông Mekong bằng cách xây dựng các đập thủy điện mới, sẽ là một thảm họa môi trường và kinh tế tiềm ẩn đối với các quốc gia trong khu vực.

vụ vỡ đập thủy điện Xe Pian-Xe Nam Noy đã khiến 6 ngôi làng ở Sanamxay bao gồm Yai Thae, Hinlad, Mai, Thasengchan, Tha Hin, Samong chìm trong biển nước.

Hình mô phỏng đập nước thủy điện Xe Pian-Xe Namnoy khi hoạt động năm 2019. Đồ họa: NPNC.

Vào lúc 20h ngày 23/7 tại tỉnh Attapeu, Lào đã xảy ra sự cố vỡ đập thuỷ điện, cuốn theo nhiều ngôi nhà, làm thiệt mạng một số người và hàng trăm người bị mất tích.

Đập thuỷ điện tại Lào là một trong số nhiều đập thuỷ điện được xây dựng trên sông Mekong. Thượng nguồn sông Mekong dự kiến có 467 thủy điện, trong đó khoảng 1/4 đang trong quá trình xây dựng hoặc dự kiến xây dựng, gia tăng nguy cơ gây sạt lở và xói mòn ở hạ lưu.

Ba mươi triệu người sống phụ thuộc vào sông Mekong, con sông bắt nguồn từ Tây Tạng, chảy qua Đông Nam Á đến vùng đồng bằng sông Cửu Long, một trong những khu vực nông nghiệp lớn nhất thế giới. 

Có thể bạn quan tâm

  • Đại thảm họa vỡ đập thủy điện ở Lào và cảnh báo cho Việt Nam

    Đại thảm họa vỡ đập thủy điện ở Lào và cảnh báo cho Việt Nam

    19:46, 24/07/2018

Trong các cuộc họp với các quốc gia Mekong khác - Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam - Trung Quốc nói về một “cộng đồng tương lai chung”. Nhưng khi kinh tế Trung Quốc lớn dần, tham vọng của quốc gia này đối với sông Mekong cũng lớn theo. Bắc Kinh đã mở rộng quyền kiểm soát sông Mekong bằng cách xây dựng các đập thủy điện mới. Đối với nhiều nhà phân tích, đây được xem là một động thái quan trọng trong nỗ lực của Trung Quốc để thiết lập sự thống trị của mình trong khu vực; còn đối với người dân địa phương sống dọc dòng sông Mekong, đây là một thảm họa môi trường và kinh tế tiềm ẩn. Động thái mới nhất của Trung Quốc là gây sức ép buộc các nước ở hạ lưu tiến hành cái gọi là “cải thiện kênh hàng hải”, có nghĩa là cho phép các kỹ sư của Trung Quốc phá hủy đá và các đảo nhỏ trên sông Mekong để các con tàu lớn hơn có thể thực hiện hành trình từ Vân Nam đến Luang Prabang và cuối cùng đến Biển Đông.

Các dự án này – cộng với các đập đã được xây dựng và lên kế hoạch cho hạ lưu - sẽ biến sông Mekong thành một loạt các kênh và hồ phục vụ cho phát điện và vận chuyển, nhưng lại sức tàn phá khủng khiếp đối với môi trường dọc theo bờ sông. Điều này có nguy cơ làm vỡ đập thủy điện li

"Những người ở thượng nguồn sẽ thu được lợi ích từ việc kiểm soát nước", ông Apisom Intralawan, một học giả tại Viện Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường ở thành phố Chiang Rai, phía bắc Thái Lan, nói và cho biết: Những người dân sống ở hạ lưu sẽ bị thiệt hại nặng nề. Chúng tôi nhận được điện, nhưng chúng tôi đánh mất thủy sản, và nếu so sánh hậu quả, tổn thất về thủy sản lớn hơn lợi ích từ điện rất nhiều.

Theo International Rivers, một tổ chức phi chính phủ tại Thái Lan, Trung Quốc có kế hoạch xây dựng tổng cộng 28 đập ở tỉnh Vân Nam. Ngoài ra, có 11 đập lớn đang được xây dựng hoặc trong các giai đoạn quy hoạch trên hạ lưu sông Mekong, cộng với 30 đập trên các nhánh của dòng sông.

Trong hầu hết các trường hợp, các nghiên cứu tác động môi trường đã được thực hiện đối với các đập này, nhưng nhiều nghiên cứu đều có những điểm thiếu sót vì các lý do khác nhau- từ đánh giá thấp giá trị của sản lượng khai thác cá đến đánh giá quá cao tính hữu dụng của các bậc thang mà cá di cư sẽ cần để vượt qua các đập. Trầm tích sẽ bị tích tụ trong các đập thượng lưu, lấy đi nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cá và thực vật tại các khu vực hạ lưu.

"Các chuyên gia Trung Quốc đã nói với tôi rằng họ sẽ cung cấp cho bạn nhiều nước hơn trong mùa khô, nhưng thực sự chúng tôi không cần”, ông Pienporn Deetes, Giám đốc khu vực Thái Lan của International Rivers, cho biết và nhấn mạnh, trầm tích bị giữ lại bởi các con đập thượng nguồn. Toàn bộ chu kỳ đã bị phá vỡ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cảnh báo nguy cơ vỡ đập liên hoàn ở Đông Nam Á
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO