Vỏ dừa, gỗ vụn… xác nhận xuất xứ như thế nào?

NGUYỄN VIỆT 09/07/2020 18:46

Những sản phẩm thủ công mỹ nghệ được chế tác từ vỏ dừa, gỗ vụn, củi vụn… thì xác nhận xuất xứ như thế nào?

Bà Nguyễn Thị Hương, Phó Giám đốc công ty mỹ nghệ Thiên Lộc, chuyên sản xuất đồ gỗ thủ công mỹ  nghệ nêu lên những lo ngại về xuất xứ hàng hóa khi Việt Nam tham gia CPTPP, tại hội nghị tập huấn chuyên sâu về cam kết Hiệp định CPTPP, ngày 9/7.

hội nghị tập huấn chuyên sâu về cam kết Hiệp định CPTPP. (Nguồn ảnh: Bộ Công Thương)

Hội nghị tập huấn chuyên sâu về cam kết Hiệp định CPTPP. (Nguồn ảnh: Bộ Công Thương)

Bà Hương cho biết, sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của công ty có đến hàng trăm sản phẩm, mẫu mã liên tục thay đổi, bản thân khách hàng cũng như vậy. Hiện tại, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên hàng hóa vẫn “chất đầy nhà” chưa biết bán đi đâu khi các nước vẫn còn phải lo chống dịch.

Vẫn theo bà Hương, sản phẩm của công ty là hàng tiểu thủ công nghiệp, nguyên liệu thường không có xuất xứ, mà chủ yếu dùng những sản phẩm thừa để chế tác sản phẩm như vỏ dừa, gỗ vụn...  Thị trường xuất khẩu chính của của công ty mỹ nghệ Thiên Lộc bao gồm Trung Quốc, Mỹ, Úc…và khách hàng đến  đặt hàng trực tiếp công ty.

Tuy nhiên, khó cho bà Hương là những nguyên liệu này thường rất khó xác định xuất xứ, vậy phải làm như thế nào để có được giấy chứng nhận xuất xứ?

“Khách hàng nước ngoài trước khi đặt hàng công ty đều hỏi về nguồn gốc xuất xứ, nhưng chúng tôi chỉ có thể trình ra một tờ giấy duy nhất là giấy chứng nhận sản phẩm làng nghề, ngoài ra không có bất kể thứ giấy tờ gì khác”, bà Hương nói.

Do đó, bà Hương đề nghị Bộ Công Thương tư vấn và hỗ trợ cho doanh nghiệp về vấn đề này. “Bộ Công Thương nên có quy chế riêng cho ngành thủ công mỹ nghệ nói chung, sản phẩm thủ công mỹ nghệ nói riêng. để doanh nghiệp được ưu đãi về thuế khi có đối tác nước ngoài đến ký kết hợp tác kinh doanh”, bà Hương kiến nghị.

bà

Bà Nguyễn Thị Hương, Phó Giám đốc công ty mỹ nghệ Thiên Lộc.

Trả lời những thắc mắc của doanh nghiệp, bà Nguyễn Sơn Trà, Phó Trưởng phòng WTO và đàm phán thương mại, Vụ Chính sách Thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, hiện tại Bộ Công Thương đang triển khai cấp giấy chứng nhận xuất xứ thương mại điện tử.

Doanh nghiệp có thể vào trang để tìm hiểu thông tin sâu hơn, sau đó nộp hồ sơ trực tuyến qua chính hệ thống để được cấp giấy chứng nhận xuất xứ trước khi xuất khẩu vào các nước trong CPTPP. Còn về thuế, theo bà Trà, doanh nghiệp hoàn toàn yên tâm sẽ không bị trừ thuế xuất nhập khẩu khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực.

Chia sẻ về kiến nghị của doanh nghiệp khi tiếp cận thị trường, theo ông Bùi Tuấn Hoàn, Trưởng phòng châu Mỹ, Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ (Bộ Công Thương), doanh nghiệp muốn xuất khẩu hàng hóa vào thị trường  các nước trong khối  thì phải tuân thủ luật chơi của nước nhập khẩu.

Doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ đặt câu hỏi phải làm như thế nào để có được giấy chứng nhận xuất xứ đối với vỏ dừa, mùn cưa...? (Nguồn ảnh: Bộ Công Thương)

Doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ đặt câu hỏi phải làm như thế nào để có được giấy chứng nhận xuất xứ đối với vỏ dừa, mùn cưa...? (Nguồn ảnh: Bộ Công Thương)

Khi họ yêu cầu doanh nghiệp phải có chứng nhận xuất xứ, và doanh nghiệp muốn có chứng nhận xuất xứ thì bước đầu tiên phải tiếp cận với hiệp hội làng nghề thủ công mỹ nghệ để được tư vấn sẽ phải gặp ai? ở đâu và như thế nào?

Ông Hoàn đánh giá, những người kinh doanh tại các làng nghề thông thường là các hộ cá thể, sau đó chuyển lên thành công ty hoặc các công ty nhỏ lẻ. Do đó, việc tiếp cận về thị trường xuất khẩu giống như “mạng nhện”, vướng rất nhiều thứ.

Vẫn theo ông Hoàn, hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam muốn đi sâu vào thị trường Mỹ hay châu Âu thường gặp rất khó khăn. Bởi mẫu mã chưa đáp ứng đúng yêu cầu của phía đối tác. Nguyên liệu của Việt Nam hay Trung Quốc. Nhiệt độ giữa các nước có sự khác biệt nhau.

Xuất khẩu sang châu Âu hay Mỹ phải theo đúng tập quán văn hóa của họ. Đồng thời định hướng được xu hướng của người tiêu dùng”, ông Hoàn nói.

Ông Hoàn đưa ví dụ, có những sản phẩm hình con chuột, mặc dù biết đúng là chuột nhưng họ lại rất sợ, do đó doanh nghiệp phải biết “biến thể” để chuyển sang thành chuột Mickey, như vậy sẽ thân thiện hơn.

Làm được như vậy thì khách hàng tại thị trường châu Âu hay Mỹ dễ chấp nhận hơn là hình một con chuột nhìn “đen xì” với hai con mắt “đỏ ngầu”. “Hình ảnh này gây phản cảm với người châu Âu, vì họ thường rất sợ rắn và chuột”, ông Hoàn cho biết thêm.

Có thể bạn quan tâm

  • Gian lận xuất xứ hàng hóa có xu hướng gia tăng

    Gian lận xuất xứ hàng hóa có xu hướng gia tăng

    17:00, 06/07/2020

  • Thông tư quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP được sửa đổi, bổ sung

    Thông tư quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP được sửa đổi, bổ sung

    16:23, 31/03/2020

  • Ban hành Nghị quyết phòng chống gian lận xuất xứ hàng hoá

    Ban hành Nghị quyết phòng chống gian lận xuất xứ hàng hoá

    17:47, 06/01/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vỏ dừa, gỗ vụn… xác nhận xuất xứ như thế nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO