Vocarimex "ế" vì đâu?

Diendandoanhnghiep.vn Giá khởi điểm cao hơn thị trường tới 40%, trong khi kinh doanh tụt dốc là một trong những lý do khiến lô cổ phiếu Vocarimex kém hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư.

Tổng công ty Đầu tư kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vừa cho biết hủy bán đấu giá trọn lô hơn 44,2 triệu cổ phiếu (bằng 36,3% vốn) Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex, mã VOC).

Nguyên nhân do cuộc đấu giá không đủ điều kiện để tổ chức vì đến hết thời hạn đăng ký và đặt cọc vẫn không có nhà đầu tư nào đăng ký tham dự đấu giá.

Dây chuyền sản xuất dầu ăn tại một nhà máy của Vocarimex.

Dây chuyền sản xuất dầu ăn tại một nhà máy của Vocarimex.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc nhà đầu tư kém mặn mà với lô cổ phiếu Vocarimex do SCIC “hét” giá quá cao, trong khi kết quả kinh doanh của VOC đang đi “giật lùi”.

Báo cáo tài chính hợp nhất quý II của Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex, mã chứng khoán VOC) cho thấy ông lớn ngành dầu ăn lãi sau thuế 99,1 tỷ đồng sau 6 tháng, giảm 29% so cùng kỳ. Đây là mức lợi nhuận được cho là khiêm tốn với doanh nghiệp có tổng tài sản gần 3.000 tỷ đồng và vốn sở hữu hơn 2.100 tỷ đồng.

Lợi nhuận sau thuế VOC liên tục giảm trong nhiều quý gần đây nhưng SCIC vẫn đặt giá khởi điểm khá cao so thị trường.

Doanh thu thuần của Vocarimex trong thời gian trên là 1.320,2 tỷ đồng, giảm 39,2%. Nguyên nhân chủ yếu là do suy giảm từ nguồn thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Doanh thu lớn nhưng giá vốn hàng bán chiếm tới 98,8% nên lợi nhuận gộp chỉ đạt 15,4 tỷ đồng, giảm 75,8%.

Trong khoảng thời gian trên, chi phí tài chính của Vocarimex 25 tỷ đồng, tăng 4 tỷ đồng so cùng kỳ 2018. Trong khi đó chi phí cho bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm nhẹ, lần lượt là 23,5 tỷ đồng và 20,1 tỷ đồng (cùng kỳ 2019 là 27,04 tỷ đồng và 23,3 tỷ đồng).

Tính riêng trong quý 2, Vocarimex đạt doanh thu thuần 693 tỷ đồng, giảm mạnh so với 1.070 tỷ đồng quý II/2019. Lợi nhuận sau thuế giảm từ 56 tỷ đồng xuống 34,7 tỷ đồng.

Không chỉ giảm lãi từ đầu năm, năm 2018, lãi ròng VOC cũng giảm 12%, chỉ đạt 280 tỷ đồng.

Hiện Vocarimex đang gánh khoản nợ phải trả hơn 843 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn hơn 831 tỷ đồng. Nợ lớn khiến ông lớn ngành dầu ăn phải trả lãi vay xấp xỉ 24 tỷ đồng từ đầu năm.

Theo quy định tại Khoản 9.2 Điều 9 Quy chế đấu giá cả lô cổ phần của Vocarimex do SCIC sở hữu ban hành kèm theo Quyết định 211/QĐ-ĐTKDV ngày 24/7/2019, cuộc đấu giá không đủ điều kiện để tổ chức vì vậy SCIC vừa ra quyết định hủy đấu giá hơn 44,2 triệu cổ phiếu VOC, tương ứng 36,3% vốn của Vocarimex.

Trước đó, HNX có kế hoạch sẽ tổ chức phiên đấu giá cả lô cổ phần của Vocarimex do SCIC sở hữu vào hôm 15/8. Giá khởi điểm là 22.300 đồng/cổ phiếu. Như vậy, để sở hữu toàn bộ lô cổ phần trên, nhà đầu tư phải bỏ ra ít nhất 985 tỷ đồng.

Đáng chú ý, SCIC đưa ra mức giá khởi điểm cao hơn 33% so với thị giá của VOC (16.800 đồng/cổ phiếu) trong khi Vocarimex kinh doanh tuột dốc trong nửa đầu năm 2019.

Được biết, Vocarimex thành lập từ 1976, tiền thân là Công ty Dầu thực vật miền Nam. Năm 2007, công ty chuyển đổi thành Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con với vốn điều lệ là 674 tỷ đồng.

Năm 2014, công ty chuyển đổi mô hình hoạt động sang công ty cổ phần với mức vốn điều lệ 1.218 tỷ đồng. Năm 2016, công ty chính thức niêm yết và giao dịch trên HNX với mã chứng khoán VOC.

Cổ đông lớn nắm giữ trên 5% vốn cổ phần của Vocarimex gồm Công ty cổ phần Tập đoàn KIDO (nắm giữ 51%), SCIC (36,3%).

Hiện Vocarimex nắm cổ phần chi phối (51,05%) tại Công ty cổ phần Bao bì Dầu thực vật VPK, sở hữu 24% vốn điều lệ của Dầu thực vật Cái Lân, 26,54% vốn điều lệ tại Dầu thực vật Tường An (TAC), 40% tại Công ty Dầu ăn Golden Hope Nhà Bè và 40% tại Công ty TNHH Mỹ phẩm LG Vina. Đây đều là doanh nghiệp quan trọng trong ngành dầu ăn và mỹ phẩm. 

Bên cạnh đó, Vocarimex đang sở hữu 7 lô đất với hình thức sở hữu là thuê của nhà nước từ 2 năm đến 50 năm làm trụ sở công ty, cửa hàng, phòng trưng bày.

Việc Vocarimex đang trong lộ trình thoái vốn của SCIC là một trong những lý do chính khiến “ông trùm” ngành dầu ăn này phải rời kế hoạch chuyển từ sàn UPCoM sang HoSE vào năm 2020, thay vì năm nay như dự kiến ban đầu. Cổ phiếu VOC đã giao dịch tại UPCoM từ năm 2016.

Năm 2018, Vocarimex đạt doanh thu ở 4,357 tỷ đồng, xấp xỉ năm trước nhưng lãi ròng giảm 12% về 280 tỷ đồng. Năm qua dưới sự tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, Cục dự trữ liên bang (FED) có nhiều biện pháp thắt chặt tiền tệ, tỷ giá USD/VND leo thang, kéo theo sự giảm sâu và đột ngột của giá nguyên liệu đầu vào như dầu cọ giảm 21%, dầu nành giảm 16%, khiến các doanh nghiệp dầu nói chung và Vocarimex nói riêng đối diện nhiều khó khăn trong năm 2018.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vocarimex "ế" vì đâu? tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714280482 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714280482 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10