Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn là "tấm áo đã chật", cần cơ chế mở rộng hơn nữa đối với các doanh nghiệp, không phải chỉ là những sản xuất nhỏ.
>>>Ba đột phá cho phát triển nông nghiệp xanh
>>>Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nông nghiệp cần nhanh chóng chuyển đổi sang "tư duy kinh tế"
Hiện nay, chính sách cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55 và Nghị định 116 của Chính phủ, khách hàng là cá nhân, hộ gia đình đầu tư trồng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm được vay tối đa 200 triệu đồng/hộ. Trong khi nhiều hộ nông dân sản xuất với diện tích lớn tới hàng chục, hàng trăm ha cần nhu cầu vốn hàng tỷ đồng.
Do đó, vấn đề được người dân và doanh nghiệp đặt ra là Chính phủ ban hành cơ chế, giải pháp như thế nào để nông dân được thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai, tức sản phẩm thu hoạch trong tương lai để vay vốn với nhu cầu lớn phục vụ sản xuất.
Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẳng định, cơ chế chính sách đối với bà con nông dân trong lĩnh vực ngân hàng, đối tượng tín dụng, có thể nói là lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, Đảng, Nhà nước, Chính phủ có rất nhiều chính sách, cơ chế hỗ trợ. Đây đúng là mặt trận hàng đầu trong lĩnh vực kinh tế của nước ta.
Ngành ngân hàng thống kê đến thời điểm hiện nay có 18 văn bản, liên quan đến 18 cơ chế chính sách trực tiếp hỗ trợ lĩnh vực nông nghiệp nông thôn của người nông dân, trong đó không phải chỉ có những cơ chế chính sách chung cho cả nước mà đi vào cụ thể từng vùng, miền.
Ví dụ khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long cho cây lúa, cho tôm, cho cá; đối với khu vực Tây Nguyên cho cây cà phê cũng như cây công nghiệp; khu vực miền núi phía Bắc cũng như Đồng bằng sông Hồng thì cũng có những cơ chế chính sách rất riêng. Thậm chí cũng có những cơ chế chính sách rất riêng cho thiên tai, dịch bệnh, có những tổn thất trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, để hỗ trợ kịp thời cho người nông dân. Hay như đóng tàu để đánh bắt, ra khơi xa, cũng có những chính sách riêng.
"Tóm lại có thể nói 18 cơ chế chính sách hiện nay đối với khu vực nông nghiệp nông thôn, đối với bà con nông dân là hoàn toàn đang có hiệu lực, có thể những chính sách này bà con cũng chưa có dịp tiếp cận được hoặc thực hiện được một cách đầy đủ. Đấy là về cơ chế chính sách", Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước khẳng định.
Về quá trình tổ chức thực hiện, nguồn lực của ngành ngân hàng dành cho nông nghiệp, nông thôn, ông Đào Minh Tú khẳng định đây lĩnh vực ưu tiên. Không có bất cứ một cơ chế giới hạn cũng như hạn chế nào, thậm chí ngược lại có những cơ chế động viên, ưu tiên, khuyến khích cho những ngân hàng thực hiện nhiệm vụ này.
Trước hết về nguồn lực hiện nay tổng dư nợ nền kinh tế khoảng 13,4 triệu tỷ nhưng riêng nông nghiệp, nông thôn mức tổng dư nợ đang là 3,3 triệu tỷ, tương đương ¼ tổng dư nợ nền kinh tế. Mức tăng trưởng tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thường xuyên duy trì cao nhất trong tất cả các ngành, chiếm khoảng 10 – 12%/hàng năm. Kể cả những năm có dịch Covid-19 hay những năm khó khăn như thời gian vừa qua, thì lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn luôn luôn có tín dụng tăng trưởng nhanh và đều. Và có thể nói xung quanh cơ chế nguồn vốn, cơ chế bảo lãnh, các điều kiện bảo lãnh các điều kiện thủ tục đối với bà con trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn năm 2015 có thể nói một chính sách rất căn cơ đối với bà con nông dân, đó chính là Nghị định 55.
Và đến năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số nội dung hiện nay đang được triển khai, thực hiện. Tuy nhiên, theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Nghị định đã ban hành được 8 năm và một số cơ chế, chính sách đã ban hành ở trong này thì đến nay có thể cũng có cái nó đang là "một cái áo chật", có lẽ đang cần một cái rộng hơn.
Ông Đào Minh Tú nhấn mạnh, phải có cơ chế mở rộng hơn nữa đối với các doanh nghiệp, không phải chỉ là những sản xuất nhỏ, sản xuất hộ dân, cá thể, chính vì thế vừa qua chúng tôi cũng đặt vấn đề với Bộ NN&PTNT để cùng phối hợp với Bộ NN&PTNT cùng các Bộ, ngành khác, chuẩn bị nghiên cứu, mở rộng thêm các đối tượng để cho nông nghiệp nông thôn thụ hưởng.
Phó Thống đốc nêu ví dụ trong 200 triệu đồng được vay không tài sản thế chấp, dành cho các hộ sản xuất, nuôi trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả dài ngày đúng là Nghị định 55 đang nêu như thế, nhưng các đối tượng là hội nông dân hoặc các doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn, phải xử lý như thế nào? Đối tượng sản xuất theo chuỗi giá trị liên kết hoặc đối tượng sản xuất công nghệ cao thì tất cả những cái này cần mở rộng hơn, tất nhiên chúng tôi thấy rằng các đề xuất của các anh rất cần thiết trong thời gian tới chúng tôi cùng với Bộ NN&PTNT đề xuất với Thủ tướng, trình Chính phủ mở rộng Nghị định này ra để nó phù hợp với thực tế, định hướng phát triển nông nghiệp nông thôn hiện nay.
>>>Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nông nghiệp cần nhanh chóng chuyển đổi sang "tư duy kinh tế"
Thứ hai, thông qua quá trình trao đổi một số câu hỏi, Thủ tướng cũng gợi ý mấy vấn đề, ví dụ vấn đề lãi suất, rõ ràng lãi suất thực hiện theo luật kinh tế thị trường, các ngân hàng thương mại huy động cho vay theo lãi suất huy động phần trăm của mình, sau đó sẽ quyết định lãi suất cho vay. Nhưng riêng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và những đối tượng ưu đãi thì có 5 đối tượng ưu đãi, trong đó lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là đầu tiên và cũng báo cáo Thủ tướng đây là một lĩnh vực được ưu đãi lãi suất nên những đối tượng được ưu đãi mức cho vay được khống chế mức trần tối đa các ngân hàng thương mại, tức là mức hiện nay chỉ là 4% là cao nhất.
Như vậy có thể nói trong tất cả các lĩnh vực, không có lĩnh vực nào đặc biệt có quy định mức trần lãi suất cho vay như vậy. Chỉ có một số trường hợp chúng ta chưa nắm được chủ trương chính sách, hoặc trong quá trình thực hiện một số ngân hàng thương mại chưa làm tốt cái này thì chúng tôi cũng sẽ tiếp tục kiểm tra, giám sát để làm sao quá trình thực hiện những đối tượng chính sách được hưởng những chính sách của nhà nước.
Vấn đề tài sản đảm bảo dứt khoát là chính sách cũng đã làm rõ là không phải tất cả các khoản vay cần phải có tài sản đảm bảo bằng bất động sản, hay những hình thức vật chất mà có thể bằng tín chấp, bằng các tài sản trong tương lai, hoặc các đối tượng, chính đối tượng vay mình làm tài sản thế chấp tất cả cái này cũng đã quy định trong cơ chế chính sách của Nhà nước.
Tuy nhiên, việc quyết định dùng hình thức nào làm tài sản đảm bảo trong quá trình cho vay thì nó được thực hiện giữa người vay và ngân hàng cho vay, cũng cần có sự phối hợp đồng bộ giữa 2 phía. Để các ngân hàng thương mại trên cơ sở cũng như là tín nhiệm để đánh giá được dòng tiền, đánh giá được khả năng thu hồi nợ.
Phó Thống đốc khẳng định sẽ báo cáo Thủ tướng chúng tôi sẽ xây dựng cơ chế, chúng tôi sẽ đề xuất để mở rộng thêm các đối tượng khác nhau.
Có thể bạn quan tâm
21:13, 30/12/2023
20:00, 30/12/2023
19:23, 30/12/2023
02:45, 30/12/2023