Vốn đầu tư đổ vào năng lượng xanh ASEAN, cơ hội nào cho Việt Nam?

Diendandoanhnghiep.vn Một loạt tổ chức và doanh nghiệp trong ngành năng lượng tái tạo đa quốc gia đang thúc đẩy các dự án hợp tác, hứa hẹn sẽ góp phần tăng tốc sự phát triển của năng lượng xanh tại ASEAN.

ASEAN trở thành mảnh đất màu mỡ cho các tổ chức năng lượng sạch

ASEAN trở thành mảnh đất màu mỡ cho các tổ chức năng lượng sạch

Tổ chức Đầu tư Quốc tế Anh (BII), Tổ chức Tài chính Phát triển (DFI), các nhà đầu tư tác động của Vương quốc Anh, và Idemitsu Kosan (IKC), một trong những công ty năng lượng hàng đầu của Nhật Bản, vừa công bố khoản đầu tư chung vào Skye Renewables Energy Pte Ltd (Skye), một nền tảng năng lượng tái tạo tập trung vào khu vực Đông Nam Á, nhằm hình thành mối quan hệ đối tác bền chặt để hỗ trợ phát triển các dự án điện mặt trời và quá trình khử cacbon trong khu vực.

>> ASEAN cần làm gì để thúc đẩy kinh tế số?

Srini Nagarajan, Giám đốc điều hành kiêm Giám đốc khu vực Châu Á của BII chia sẻ: “Đây là khoản đầu tư vốn cổ phần trực tiếp đầu tiên của BII vào Đông Nam Á kể từ khi chúng tôi tái gia nhập khu vực vào năm 2022. Skye mang đến cho BII cơ hội làm việc với các đối tác giàu kinh nghiệm như IKC và chuyển vốn của chúng tôi tới một nền tảng duy nhất, mang lại lợi ích cho khu vực. Mục tiêu của chúng tôi là thúc đẩy tài chính khí hậu trong khu vực, chúng tôi mong muốn hỗ trợ thêm năng lực năng lượng tái tạo của lĩnh vực xanh cũng như nỗ lực của Việt Nam trong việc khử carbon.”

Đông Nam Á là khu vực có đà tăng trưởng trong số nhanh nhất thế giới, khiến nhu cầu tiêu thụ năng lượng của các quốc gia tại đây ngày càng cao. Một loạt các nước như Việt Nam, Indonesia hay Malaysia đang dần nổi lên trở thành các trung tâm sản xuất công nghệ cao tiềm năng của thế giới.

Tuy nhiên, trong xu hướng tiến tới trung hòa các bon của thế giới, các nền kinh tế trong khu vực đối mặt với một thách thức chung – phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. ASEAN - đặc biệt là Indonesia, quốc gia sản xuất than hàng đầu – có nền kinh tế gắn bó với năng lượng than “qua nhiều thế hệ”, theo WEF. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng truyền tải hiện tại được thiết kế và xây dựng để cung cấp năng lượng có thể điều động được từ các nhà máy nhiệt điện thông thường, khác biệt rất nhiều so với nguồn năng lượng tái tạo không liên tục có thể đến từ các địa điểm xa xôi.

Theo WEF, các chính phủ cần đảm bảo an ninh năng lượng, khả năng chi trả và tính bền vững, đồng thời đảm bảo phát triển kinh tế trong quá trình chuyển đổi năng lượng.

Ước tính cần có khoản đầu tư năng lượng sạch hàng năm trị giá 150 tỷ USD vào năm 2030 để ASEAN đi theo quỹ đạo phù hợp với thỏa thuận Paris. Tuy nhiên, các nước ASEAN thu hút không quá 30 tỷ USD hàng năm vào năm 2021, cho thấy một thị trường tiềm năng vẫn để ngỏ cho mảng năng lượng tái tạo, nhất là khi nhu cầu điện năng trong khu vực vẫn ngày càng tăng. Nhu cầu cơ bản về điện trong khu vực dự kiến sẽ tăng 1,8 lần vào năm 2050 và nhu cầu năng lượng tái tạo được ước tính sẽ tăng 4,4 lần dựa trên bối cảnh chính sách hiện hành.

>> Doanh nghiệp Australia lạc quan khi đầu tư vào ASEAN

Bởi vậy, khu vực ASEAN đang dần đón chào những cái tên lớn trong ngành năng lượng xanh. Tại VBF 2024 tại Việt Nam vừa qua, một loạt các Phòng thương mại của Mỹ, EU, Hàn Quốc hay Nhật Bản đều quan tâm tới chính sách năng lượng mới của Việt Nam, cho thấy một xu hướng quan trọng trong ưu tiên đầu tư nước ngoài vào khu vực.

Lễ kí kết hợp tác giữa BII, DFI và Idemitsu tại Việt Nam

Lễ kí kết hợp tác giữa BII, DFI, Idemitsu và Skye tại Việt Nam

Tại buổi công bố đầu tư tại Hà Nội ngày 27/3, ông Ross Coull, Người sáng lập Skye Renewables, cho biết: “Chúng tôi thực sự vui mừng khi BII đã chọn Skye để đầu tư vốn cổ phần trực tiếp trong lần đầu tư đầu tiên của họ tại Đông Nam Á. Kinh nghiệm đầu tư về lĩnh vực năng lượng tái tạo của BII đã được chứng minh tại nhiều thị trường đa dạng và tôi chắc chắn rằng khoản đầu tư này sẽ mang lại giá trị to lớn cho Skye. BII sẽ là đối tác tuyệt vời để hỗ trợ nỗ lực của chúng tôi nhằm giảm carbon của các công ty trong khu vực.”

ASEAN, đặc biệt là Việt Nam, Philippines, Singapore và Malaysia, đang trở thành thị trường đáng quan tâm cho các công ty phát triển các dự án năng lượng mặt trời và cung cấp năng lượng sạch ngoài lưới điện cho các khách hàng thương mại và công nghiệp (C&I) theo các hợp đồng mua bán điện dài hạn. Như với Skye, các dự án năng lượng mặt trời dự kiến sẽ giúp giảm được 270.000 tấn CO2 mỗi năm, tương đương với lượng khí thải do hơn 47.000 hộ gia đình sử dụng điện trong một năm.

Với thỏa thuận cùng BII và IKC trong lĩnh vực năng lượng tái tạo trên toàn cầu, Skye đặt mục tiêu trở thành nền tảng năng lượng tái tạo khu vực được mở rộng quy mô với công suất điện mặt trời trên 300MW trong những năm tới.

Đại sứ Anh tại Việt Nam Iain Frew chia sẻ: “Vương quốc Anh cam kết hỗ trợ Việt Nam thực hiện quá trình chuyển đổi năng lượng xanh và công bằng. Chúng tôi rất vui mừng khi BII tái khẳng định cam kết trong việc chống biến đổi khí hậu và xây dựng một khu vực Đông Nam Á kiên cường và bền vững hơn. Bằng cách khai thác sức mạnh của năng lượng tái tạo, chúng ta không chỉ giảm lượng khí thải carbon mà còn tạo cơ hội tăng trưởng kinh tế và tạo ra việc làm ở Việt Nam.”

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vốn đầu tư đổ vào năng lượng xanh ASEAN, cơ hội nào cho Việt Nam? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714217545 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714217545 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10