Vốn FDI tăng, doanh nghiệp ngành gỗ lo rủi ro gian lận thương mại

Diendandoanhnghiep.vn Thu hút FDI là điều rất cần thiết với ngành gỗ Việt, song dòng vốn FDI từ Trung Quốc đổ vào ào ạt khiến lo ngại về gian lận thương mại gia tăng.

 Vấn đề mấu chốt là, phải kiểm soát được dòng vốn này và thúc đẩy thu hút từ các quốc gia phát triển như Mỹ, EU…

Chưa thu hút được nhà đầu tư chất lượng cao

Trong năm nay, vốn FDI vào ngành gỗ tăng khá nhiều. Đối với bất cứ ngành nào không riêng gì ngành gỗ, dòng vốn FDI rất cần thiết, bởi các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ có vốn mà còn có thị trường và công nghệ cao.d

Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), số doanh nghiệp ngành gỗ có vốn FDI đăng ký mới trong 9 tháng năm 2019 là 67 dự án, tương đương cả năm 2018, với tổng số vốn đầu tư trên 581 triệu USD. Lượng vốn đăng ký của các dự án mới trong 9 tháng cao hơn 2,3 lần so với tổng vốn đăng ký cả năm 2018.

 các nhà đầu tư chủ yếu vẫn từ Trung Quốc trong khi các quốc gia tiên tiến tỷ lệ đầu tư rất thấp.

Các nhà đầu tư chủ yếu vào gỗ Việt vẫn từ Trung Quốc, trong khi các quốc gia tiên tiến tỷ lệ đầu tư thấp

Bản thân doanh nghiệp gỗ nước ta thời gian qua cũng đã vươn lên rất mạnh mẽ. Ví dụ, năm nay kim ngạch xuất khẩu gỗ dự kiến đạt 11 tỷ USD thì 56% trong số đó thuộc về doanh nghiệp Việt Nam.

Đối với ngành gỗ, kết quả thu hút vốn FDI 9 tháng năm nay chưa đạt được yêu cầu Nghị quyết 50 đề ra (NQ về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030), vì các nhà đầu tư chủ yếu vẫn từ Trung Quốc trong khi các quốc gia tiên tiến tỷ lệ đầu tư rất thấp.

Ông Nguyễn Tôn Quyền cho rằng, có 2 lý do khiến cho ngành gỗ Việt chưa thu hút được các nhà đầu tư chất lượng cao: Thứ nhất, các quốc gia phát triển không quá mặn mà với ngành gỗ vì họ không có ngành công nghiệp chế biến gỗ, kể cả các nước lớn như Mỹ và Đức cũng không có, và họ cũng không có chủ trương phát triển ngành chế biến gỗ. Thực ra, các nước rất muốn đầu tư vào trồng rừng để lấy nguyên liệu nhưng Việt Nam lại không đáp ứng được nhu cầu. "Điển hình như Mỹ rất muốn đầu tư 1 triệu hecta rừng ở Việt Nam nhưng nước ta lại không thể đáp ứng nhu cầu đó", ông Quyền ví dụ.

Thứ hai, do chủ trương thu hút đầu tư của Việt Nam đối với các quốc gia phát triển hiện nay đã bị đi chệch hướng. "Chúng ta kêu gọi đầu tư chế biến gỗ nhưng họ lại không tha thiết với ngành gỗ, họ muốn trồng rừng tại Việt Nam thì chúng ta lại không có chính sách thu hút, hướng dẫn. Ở các quốc gia tiên tiến, công nghệ chế biến gỗ rất cao, đi kèm là giá thành cao, nhưng ngặt nỗi nếu ở Việt Nam giá cao sẽ không bán được" - ông Quyền nói.

"Dù có nhiều khó khăn như vậy, nhưng theo tôi nếu muốn có giá trị gia tăng cao thì cần phải kêu gọi các nước lớn như Mỹ, EU và các nước tiên tiến khác, thu hút đầu tư vào Việt Nam như vậy mới gọi là tốt", ông Quyền nêu ý kiến.

"Ứng phó" với nguy cơ gian lận thương mại

Năm 2018 và 2019, lượng gỗ dán của Việt Nam vào thị trường Mỹ đột nhiên tăng 3 - 4 lần. Vì vậy phía Mỹ nghi vấn có gian lận thương mại ở đây, và khi kiểm tra 5 công ty thương mại của Mỹ mới vỡ lẽ là các công ty này mua gỗ dán của cả Trung Quốc và Việt Nam.

Gỗ dán của Trung Quốc có 2 loại: Gỗ cứng và gỗ mềm, gỗ cứng có thuế nhập khẩu 183%, gỗ mềm là 0%. Sau khi xảy ra xung đột thương mại Mỹ - Trung, phía Trung Quốc cho rằng gỗ dán của họ chủ yếu làm từ gỗ mềm, nhưng kiểm tra thì không đúng như vậy, mà lại chủ yếu là gỗ cứng, điều này chứng tỏ đã có hành vi trốn thuế. Từ sự việc này, Mỹ kiện cả Việt Nam. 

Ông Nguyễn Tôn Quyền

Ông Nguyễn Tôn Quyền - Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, cần đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao trình độ quản trị của các doanh nghiệp

Đối với những cơ sở, doanh nghiệp gỗ dán của Việt Nam, sau khi tiến hành kiểm tra thì công suất rất đảm bảo, nguyên liệu đưa vào đúng công suất thiết kế, số lượng sản xuất đúng với thiết bị, số lượng tiêu thụ điện ứng với sản xuất gỗ. Có thể thấy một điều, sơ hở ở đây không phải từ nhà máy chế biến gỗ mà xảy ra ở các công ty thương mại mua bán gỗ. Hiện nay, gỗ xuất sang Mỹ tăng vọt chính là do các công ty thương mại, họ không sản xuất nhưng đi mua thu gom rồi lấy xuất xứ Việt Nam rồi đưa qua Mỹ. Đây cũng là vấn đề cần phải lưu ý, nhất là việc quản lý, kiểm tra các công ty thương mại trong lĩnh vực này để hạn chế dần tình trạng gian lận.

Để tránh gian lận thương mại, Tổng cục Hải quan đã có công văn gửi các đơn vị hải quan có liên quan đến việc xuất khẩu gỗ, theo đó tất cả các sản phẩm gỗ phải đi vào “luồng đỏ” để kiểm tra. Nhưng theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam thì giải pháp này chưa hợp lý, vì "Việt Nam có rất nhiều sản phẩm gỗ, nếu tất cả đều phải kiểm tra luồng đỏ thì có vẻ cực đoan".

Theo ông Quyền, cần hướng dẫn các doanh nghiệp về trách nhiệm giải trình sử dụng gỗ như thế nào cho hợp pháp, phải nâng cao tính minh bạch, chuyên nghiệp. Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực chế biến gỗ có tay nghề, kỹ thuật để vận hành các thiết bị mới phù hợp với khoa học công nghệ thời đại 4.0. Cuối cùng, ông cho rằng: "cần đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao trình độ quản trị của các doanh nghiệp trong ngành".

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vốn FDI tăng, doanh nghiệp ngành gỗ lo rủi ro gian lận thương mại tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711634583 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711634583 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10