Kinh tế Việt Nam dự báo sẽ còn khó khăn nhưng điều đó không ngăn cản Việt Nam vẫn là địa chỉ làm ăn kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp toàn cầu.
Sau thời gian suy giảm, dòng vốn FDI vào Việt Nam đã tăng trở lại trong tháng 9. Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT), từ đầu năm đến nay, thu hút FDI vào Việt Nam đạt 22,15 tỷ USD, tăng 4,4% so cùng kỳ. Top các nhà đầu tư lớn nhất xét theo quốc gia và vùng lãnh thổ Hàn Quốc, Nhật Bản, cũng đã và đang tiếp tục thể hiện cam kết đầu tư lâu dài ở Việt Nam. Trong đó, Samsung cho biết đã lập kế hoạch đầu tư 240.000 tỷ won (205,64 tỷ USD) trong ba năm tới nhằm củng cố vị thế toàn cầu sau đại dịch. Đây là nhà đầu tư FDI lớn nhất tại Việt Nam với tổng vốn công bố lên tới hơn 17,7 tỷ USD. Trong khi nhà đầu tư Nhật Bản tiếp tục tăng vốn đầu tư, là nhà đầu tư FDI lớn thứ 2 với 4.690 dự án có tổng vốn đầu tư đăng ký là 62,9 tỷ USD.
Dĩ nhiên, vẫn đã và đang có những nỗ lo thực tế khốc liệt không kém. Đơn cử như Nike đã phải đóng cửa nhà máy do đại dịch ở Việt Nam và sự chậm trễ của chuỗi cung ứng toàn cầu.
“Đi đâu nếu dịch chuyển ra khỏi Việt Nam” là câu hỏi mà một doanh nghiệp nước ngoài đã hỏi. Câu hỏi này làm đau đầu nhiều doanh nghiệp và khiến Việt Nam không thể chỉ yên lòng với mảng sáng từ niềm tin, cam kết của những nhà đầu tư khác.
Để một bộ phận rất nhỏ các doanh nghiệp đã đóng cửa, đã chuyển đi chọn trở lại Việt Nam là bài toán khó. Chúng ta đang mong muốn tất cả các doanh nghiệp đều ở lại. Chỉ còn đợi chính sách hiệu quả của chúng ta để giữ chân những niềm tin, lựa chọn ấy.
Có thể bạn quan tâm
“Giữ chân” dòng vốn FDI
04:00, 18/09/2021
CÂU CHUYỆN CUỐI TUẦN: "Mở" cơ chế để hút dòng vốn FDI chất lượng cao
13:16, 23/05/2021
Xuất khẩu hàng điện tử của Việt Nam bùng nổ nhờ vào dòng vốn FDI
04:02, 09/02/2021
Hút dòng vốn FDI vào năng lượng tái tạo: “Chất xanh” sẽ song hành cùng chất xám
03:30, 03/01/2021