Vốn giá rẻ cho doanh nghiệp

DIỄM NGỌC 14/10/2023 11:50

Để tiếp cận nguồn vốn ưu đãi từ Quỹ Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa- Bộ KH&ĐT (SMEDF), các doanh nghiệp cần quyết liệt tái cơ cấu, có phương án kinh doanh hiệu quả, thông tin tài chính minh bạch...

>>>Giải bài toán ngân hàng thừa tiền, doanh nghiệp thiếu vốn

 HDBank là một trong những ngân hàng được Quỹ SMEDF ủy thác cho vay đối với các doanh nghiệp SMEs.

HDBank là một trong những ngân hàng được Quỹ SMEDF ủy thác cho vay đối với các doanh nghiệp SMEs.

Quỹ SMEDF vừa công bố lãi suất cho vay từ ngày 4/10/2023. Theo đó, các doanh nghiệp có thể vay vốn từ Quỹ với lãi suất ngắn hạn chỉ 1,2%/năm và lãi suất trung-dài hạn 4,4%/năm.

Thách thức không nhỏ

Do nguồn vốn của SMEDF có hạn, nên các doanh nghiệp phải đáp ứng các tiêu chí ưu tiên từ cao xuống thấp theo quy định tại Thông tư số 13/2015/TT-BKHĐT, bao gồm Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, vật liệu mới, năng lượng mới; đổi mới trang thiết bị kỹ thuật làm tăng năng suất lao động; sản xuất hoặc sử dụng công nghệ sạch, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo…

Các doanh nghiệp có thể làm hồ sơ vay vốn từ Quỹ thông qua các ngân hàng được ủy thác. Dù nguồn vốn này là ưu đãi, nhưng các các doanh nghiệp vẫn phải đáp ứng quy định về tài sản bảo đảm tối đa bằng 100% giá trị khoản vay. Đây là thách thức rất lớn đối với nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh không có tài sản đảm bảo, thiếu minh bạch tài chính,…

>>>Cân bằng bài toán tỷ giá - lãi suất

Rào cản cần tháo gỡ

Các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cũng là một trong các đối tượng được vay vốn ưu đãi từ Quỹ SMEDF. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn nhất đối với các doanh nghiệp này là tài sản đảm bảo. Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp đổi mới sáng tạo nào có quyền sở hữu trí tuệ (SHTT), thì có thể thế chấp vay vốn. Tuy nhiên, việc thế chấp này gặp rất nhiều khó khăn trong định giá quyền SHTT, nhất là khi quyền SHTT có thể có giá trị ở thời điểm định giá, nhưng sẽ mất giá trị, thậm chí không còn giá trị khi đáo hạn khoản vay… Do vậy, cần có có hình thức bảo lãnh cho khoản vay đổi mới sáng tạo.

Ngoài ra, để tăng khả năng tiếp cận vốn từ Quỹ, TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho rằng, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị kỹ càng, cụ thể:

Thứ nhất, các doanh nghiệp cần thực hiện quyết liệt tái cơ cấu cả về chiến lược, cơ cấu tổ chức, hoạt động, tài chính và quản trị doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng trưởng về tài sản, minh bạch tài chính và thông tin hoạt động làm cơ sở cho việc thẩm định cho vay.

Thứ hai, các doanh nghiệp cần lựa chọn các phương án kinh doanh hiệu quả, tập trung vào những lĩnh vực khai thác được lợi thế so sánh của doanh nghiệp, tập trung đầu tư để nâng cấp công nghệ lõi, đầu tư và ứng dụng các công nghệ hiện đại, tiên tiến;…

Có thể bạn quan tâm

  • Tỷ lệ nợ xấu/dưp/nợ tín dụng có biểu hiện

    Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng có biểu hiện "tăng nhẹ"

    05:00, 12/10/2023

  • Doanh nghiệp bất động sản tiếp cận tín dụng đã dễ dàng hơn

    Doanh nghiệp bất động sản tiếp cận tín dụng đã dễ dàng hơn

    10:00, 11/10/2023

  • BIDV dành 4.200 tỷ đồng tín dụng xanh cho doanh nghiệp dệt may

    BIDV dành 4.200 tỷ đồng tín dụng xanh cho doanh nghiệp dệt may

    08:06, 11/10/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vốn giá rẻ cho doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO