Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đang chứng kiến vòng xoáy điều chỉnh cổ phiếu dưới tác động của chiến sự Nga-Ukraine.
>>“Kiên nhẫn” chiến lược đầu tư
Nhà đầu tư (NĐT) bắt đầu hoảng sợ và bán tháo cổ phiếu trong phiên ngày 8/3, khiến hàng loạt cổ phiếu giảm điểm mạnh. Chỉ số VN-Index giảm 1,69% xuống 1.473,7 điểm, đây là phiên giảm thứ 4 liên tiếp đẩy VN-Index rời xa vùng 1.500 điểm. Không chỉ riêng với TTCK Việt Nam, mà TTCK toàn cầu cũng đang trong vòng xoáy suy giảm.
Chúng ta đang đứng trước một cuộc khủng hoảng về giá thực sự. Một loạt lệnh cấm vận của Mỹ và phương Tây đối với Nga đã đẩy nhiều mặt hàng mà nước Nga có sản lượng cao tăng giá. Tuy nhiên, lệnh cấm nhập khẩu dầu từ Nga mà Mỹ vừa ban hành có thể sẽ còn thổi bùng một ngọn lửa tăng giá mới. Bởi nước Nga có sản lượng xuất khẩu dầu khoảng 5-7 triệu thùng/ngày, nên sẽ không thể có nguồn cung nào đủ thay thế lúc này. Giá dầu sẽ còn tiếp tục tăng cao hơn nữa, và hệ lụy là đẩy chí phí sản xuất tăng lên, đồng thời làm gián đoạn sản xuất. Điều này có nguy cơ đẩy lạm phát tăng mạnh ở nhiều quốc gia.
Ngoài ra, khủng hoảng lớn về lương thực có thể sẽ xảy ra. Bởi giá phân bón cũng đã lên mức đỉnh mới, tác động tiêu cực đến sản lượng nông sản trong thời gian tới.
TTCK cũng sẽ tiếp tục bấp bênh theo những gì đang diễn ra trên thế giới. VN-Index đã rời xa mốc 1.500 điểm và tạo ra mô hình “vai đầu vai” tiềm ẩn nguy cơ đẩy VN-Index xuống 1.400 điểm. Giá của nhiều cổ phiếu chịu áp lực giảm, khiến thị trường sẽ phân hóa ngày càng rõ hơn. NĐT cần phân biệt rõ những doanh nghiệp hưởng lợi và doanh nghiệp chịu thiệt hại từ cuộc khủng hoảng này để có chiến lược đầu tư cổ phiếu hiệu quả.
Những ngành hưởng lợi từ khủng hoảng có thể kể tới như phân bón, hóa chất, thép, Nikel, ngũ cốc, dầu, hạt nhựa... Ngược lại, những doanh nghiệp sử dụng các sản phẩm này sẽ chịu tác động tiêu cực không nhỏ từ việc tăng giá các mặt hàng này. Điều này sẽ được phản ánh rõ nét trên báo cáo tài chính sắp tới của các doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm