VRG: Không còn sức "đàn hồi"

Quang Minh tổng hợp 04/02/2018 06:30

Với số lượng cổ phần đăng ký trong phiên đấu giá chỉ chiếm 1/5 so với khối lượng nhà nước muốn bán, buổi đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) trở thành phiên IPO tẻ nhạt nhất trong số những thương vụ IPO đình đám đầu năm 2018. VRG có vẻ như không còn sức "đàn hồi".

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) vừa tổ chức buổi đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE), với 475,1 triệu cổ phần, tương đương 11,9% vốn điều lệ, giá khởi điểm chào bán là 13.000 đồng/cổ phần.

abc

Phiên IPO của VRG được xem là phiên IPO thất vọng nhất kể từ đầu năm nay

Cụ thể, phiên IPO chỉ thu hút tổng cộng 499 nhà đầu tư (NĐT) đăng ký mua với khối lượng gần 101 triệu cổ phần, chỉ nhỉnh hơn 1/5 trên tổng số 475,1 triệu cp đưa ra đấu giá. Trong đó các cá nhân trong nước đăng ký mua 34,2 triệu cp, cá nhân nước ngoài đăng ký mua 507.200 cp, tổ chức trong nước sẽ gom 39,4 triệu cp và tổ chức nước ngoài mua 26,66 triệu cp.

Kết quả, 498 nhà đầu tư đã trúng đấu giá với tổng khối lượng bằng với lượng đăng ký. Với mức giá khởi điểm 13.000 đồng cho mỗi cổ phần, các nhà đầu tư đặt mua trúng giá cao nhất là là 20.800 đồng/cp, giá thấp nhất tại mức khởi điểm 13.000 đồng/cp.

Giá đấu thành công bình quân đạt 13.011 đồng/cp, xấp xỉ giá khởi điểm. Theo đó, số tiền mà Nhà nước thu về trong đợt đấu giá này là 1.311 tỷ đồng, chỉ hoàn thành 21% kế hoạch trên 6.000 tỷ dự thu từ IPO.

Theo đó, phiên IPO của VRG được xem là phiên IPO thất vọng nhất kể từ đầu năm nay. Trước đó không lâu, 2 đợt IPO lớn đầu năm nay của Lọc hóa dầu Bình Sơn và PV Oil và PV Power trưc thuộc Tập đoàn Dầu khí (PVN) đã diễn ra với kịch bản hoàn toàn trái ngược. Sự háo hức của nhà đầu tư đã giúp các đợt IPO bán được toàn bộ cổ phần chào bán và đẩy giá trúng bình quân lên cao hơn nhiều so với giá khởi điểm.

Theo phương án cổ phần hóa đã được duyệt, vốn điều lệ của VRG sau cổ phần hóa dự kiến là 40.000 tỷ đồng, tương đương 4 tỷ cổ phần. Nhà nước sẽ vẫn giữ 75% cổ phần và hạn chế nhà đầu tư nước ngoài tham gia làm cổ đông chiến lược cũng được xem là nguyên nhân khiến đợt IPO trở nên kém sức hút.

Tại buổi đấu giá, ông Phạm Văn Thành, Thành viên HĐTV kiêm Trưởng ban Kế hoạch đầu tư VRG cho biết, theo lộ trình, Tập đoàn sẽ sẽ chuyển đổi mô hình công ty sang công ty cổ phần và đăng ký giao dịch trên UPCoM vào 1/4. Sau đó sẽ cố gắng hoàn tất hồ sơ để chuyển sàn niêm yết trên HoSE vào tháng 6 hoặc 7. Cũng theo dự kiến, VRG sẽ tiếp tục thực hiện thoái vốn Nhà nước và mở thêm room ngoại cho nhà đầu tư nước ngoài.

VRG hiện đang quản lý gần 520.000 ha đất, trong đó đất nông nghiệp chiếm hơn 96%. Năm 2018 sau khi cổ phần hóa, VRG đặt kế hoạch doanh thu đạt 29.457 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 6.080 tỷ đồng.

Mảng cao su tự nhiên trong năm 2018 khả năng sẽ đóng góp đến 63% tổng lợi nhuận trước thuế của Tập đoàn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
VRG: Không còn sức "đàn hồi"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO