Vụ 100 container điều xuất khẩu sang Ý: Lộ diện người cầm “bộ chứng từ gốc”?

NGUYỄN HÙNG - HƯƠNG GIANG 13/03/2022 11:00

Sau khi một số container hạt điều đến cảng thì ngay lập tức xuất hiện một người Italy đăng ký, và mang hồ sơ gốc đến để nhận hàng.

>>Vụ nguy cơ xuất khẩu điều bị lừa: Phòng tránh rủi ro trong thanh toán quốc tế

Xuất hiện bộ chứng từ gốc…

Thông tin từ Hiệp hội điều Việt Nam (VINACAS) cho biết, sau khi một số container hạt điều đến cảng thì ngay lập tức xuất hiện một người Italy đăng ký, đồng thời mang hồ sơ gốc đến để nhận hàng và danh tính người này cũng đã được xác định. Tuy nhiên, các hãng tàu chưa giao hàng vì tham tán Việt Nam bên Italy sau khi nhận được công văn hỏa tốc của VINACAS đã kịp thời làm việc trực tiếp với chính quyền địa phương khu vực cảng và Ban quản lý cảng cũng như hãng tàu tạm thời giữ hàng lại chưa giao nên container hàng này chưa được lấy ra.

sau khi một số container hạt điều đến cảng thì ngay lập tức xuất hiện một người Italy đăng ký, đồng thời mang hồ sơ gốc đến để nhận hàng và danh tính người này cũng đã được xác định

Sau khi một số container hạt điều đến cảng thì ngay lập tức xuất hiện một người Italy đăng ký, đồng thời mang hồ sơ gốc đến để nhận hàng và danh tính người này cũng đã được xác định.

Cũng theo VINACAS, theo phương thức thanh toán D/B trong thương mại quốc tế mà 5 doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều Việt Nam áp dụng trong thương vụ này thì chỉ khi giao tiền ngay cho phía ngân hàng nhập khẩu (để chuyển giao cho các ngân hàng Việt Nam chi trả cho nhà xuất khẩu), khách hàng mới được giao chứng từ gốc để đi nhận hàng từ hãng vận chuyển.

Tuy nhiên, trên thực tế, các ngân hàng Việt Nam chưa hề nhận được tiền chuyển. Còn ngân hàng của người mua tại Thổ Nhĩ Kỳ thì thông báo người mua không phải khách hàng của họ và họ đã trả lại bộ chứng từ nhưng không ghi rõ trả theo hình thức nào, không cung cấp số vận đơn cho ngân hàng Việt Nam; ngân hàng tại Italy thì thông báo cho ngân hàng Việt Nam rằng họ đã nhận được bộ chứng từ nhưng là các bản copy không phải bản gốc.

"Như vậy bộ chứng từ gốc đã lọt vào tay kẻ lạ. Điều đó chứng tỏ vụ lừa đảo không còn là…nghi án. Song, bên cạnh đó vẫn còn nhiều lo ngại, bởi “tạm thời container này chưa được lấy ra, nhưng về nguyên tắc, người nào đang nắm bộ chứng từ gốc đó sẽ lấy được hàng ra" - đại diện VINACAS lo ngại.

 >>Vụ nguy cơ xuất khẩu điều bị lừa: Rủi ro từ phương thức thanh toán D/P

… và cần phải khởi kiện khẩn cấp

Liên quan tới việc lộ diện người cầm bộ chứng từ gốc, đại diện Cosco, cho biết, khi hàng đến cảng và theo thông lệ quốc tế, ai có bộ chứng từ gốc đến nhận hãng tàu sẽ phải giao hàng, nếu không giao có thể bị đưa ra tòa và hãng tàu sẽ thua kiện. Văn phòng chính hãng tàu Cosco, các chi nhánh kể cả chi nhánh tại Việt Nam và Italy đều phải làm theo thông lệ quốc tế.

VINACAS đã kịp thời làm việc trực tiếp với chính quyền địa phương khu vực cảng và Ban quản lý cảng cũng như hãng tàu tạm thời giữ hàng lại chưa giao nên tạm thời container hàng này chưa được lấy ra

Thương vụ Sứ quán Việt Nam tại Italy làm việc với Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Napoli.

Vì vậy, theo Cosco, để xử lý được vụ việc này, các doanh nghiệp cần đưa vụ việc này lên tòa án hoặc các trung tâm trọng tài quốc tế áp dụng biện pháp khẩn cấp để kịp thời ngăn chặn.

Liên quan vụ việc này, trước đó VINACAS thông tin, trong đơn kêu cứu thì có 5 doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều Việt Nam thông qua môi giới của Công ty TNHH MTV Kim Hạnh Việt, họ ký hợp đồng xuất khẩu đi Italy với số lượng 100 container hạt điều với trị giá khoảng 1.000 tỷ đồng. Các doanh nghiệp xuất khẩu điều tại Việt Nam đã ủy nhiệm thu cho 5 ngân hàng Việt Nam thông qua phương thức nhờ thu trả tiền trao chứng từ (Documents against Payment - D/P).

Trong đó, các lô hàng do các hãng tàu quốc tế là Cosco, YANGMING, HMM, ONE vận chuyển; điểm đến là cảng Genoa, cảng La Spezia (Italy). Tới thời điểm hiện nay, một số lô hàng đã đến cảng nước ngoài, một số đang trên đường tới.

Đáng nói, trong quá trình gửi hồ sơ nhờ thu từ ngân hàng Việt Nam tới các ngân hàng của người mua tại Thổ Nhĩ Kỳ đều có sự thay đổi về số SWIFT (mã số định danh ngân hàng được cung cấp bởi  Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu).

Sau khi ngân hàng của người mua tại Thổ Nhĩ Kỳ nhận được bộ chứng từ thì họ thông báo người mua không phải khách hàng của họ và họ đã trả lại bộ chứng từ nhưng không ghi rõ trả theo hình thức nào, không cung cấp số vận đơn cho ngân hàng Việt Nam cho dù ngân hàng Việt Nam đã gửi rất nhiều điện liên hệ nhưng vẫn không trả lời.

Còn ngân hàng tại Italy thì thông báo cho ngân hàng Việt Nam rằng họ đã nhận được bộ chứng từ nhưng là các bản copy không phải bản gốc.

Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam và cả ngân hàng Việt Nam được ủy nhiệm cũng không biết chứng từ gốc đang ở đâu. Đặc biệt, trong tình huống này thì bất cứ ai có bộ chứng từ  gốc đều có thể đến gặp hãng vận chuyển để nhận hàng. Và điều này sẽ là rủi ro rất lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam.

Diễn đàn Doanh nghiệp sẽ tiếp tục thông tin!

Có thể bạn quan tâm

  • Vụ nguy cơ xuất khẩu điều bị lừa: Phòng tránh rủi ro trong thanh toán quốc tế

    05:01, 13/03/2022

  • Vụ nguy cơ xuất khẩu điều bị lừa: Rủi ro từ phương thức thanh toán D/P

    05:15, 11/03/2022

  • Lafooco lỗ ròng và những bi đát ngành điều

    05:30, 05/08/2018

  • Ngành điều khủng hoảng vì ngân hàng đồng loạt dừng giải ngân

    19:00, 22/07/2018

  • Ngành điều lại “ngồi trên đống lửa”

    07:10, 16/07/2018

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vụ 100 container điều xuất khẩu sang Ý: Lộ diện người cầm “bộ chứng từ gốc”?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO