Bộ NNPTNT đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk xử lý trách nhiệm của chủ rừng và các tổ chức, cá nhân có liên quan khi để xảy ra tình trạng phá rừng nhưng không có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời…
>>Đắk Lắk: Hàng chục nghìn hecta rừng đã “tan hoang”
Theo đó, ngày 17/4, Văn phòng UBND tỉnh Đắk Lắk thông tin, Thường trực Tỉnh ủy vừa họp bàn, chỉ đạo các đơn vị liên quan xử lý nghiêm vụ phá gần 400ha rừng ở xã Ya Tờ Mốt (huyện Ea Súp). Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn cũng đã có văn bản số 2203/ BNN-TCLN gửi UBND tỉnh về việc xử lý tình trạng phá rừng trái pháp luật xảy ra trên địa bàn huyện Lắk và Ea Súp.
Cụ thể, một số khu vực rừng tại các Tiểu khu 205 và 212 thuộc địa giới hành chính xã Ya Tờ Mốt (huyện Ea Súp) phát hiện diện tích rừng bị phá khoảng 382ha.
Ở hiện trường, toàn bộ cây rừng bị chặt phá trắng, còn lại các gốc cây có đường kính từ 6 cm đến 30 cm và một số thân cây, cành ngọn nằm rải rác, một số còn tươi. Đây là rừng tự nhiên núi đất lá rộng rụng lá nghèo kiệt, chức năng rừng sản xuất, do UBND xã Ya Tờ Mốt quản lý.
Tại huyện Lắk, một số khu vực rừng tại các Tiểu khu 1391, 1392 và 1400 thuộc địa giới hành chính xã Đắk Phơi, phát hiện diện tích rừng bị phá ước khoảng 50ha. Đây là rừng tự nhiên nghèo kiệt, rừng lồ ô, chức năng rừng sản xuất.
Toàn bộ cây rừng bị chặt phá trắng, còn lại các gốc cây có đường kính từ 6cm đến 20cm. Toàn bộ diện tích rừng bị phá do Công ty cổ phần tập đoàn giấy Tân Mai và UBND xã Đắk Phơi quản lý.
>>Đắk Lắk: Phá rừng đặc dụng Ea Sôr, 37 đối tượng bị khởi tố
Bộ NNPTNT đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo các cơ quan chức năng ở địa phương khẩn trương kiểm tra mở rộng hiện trường, xác minh, điều tra làm rõ các vụ phá rừng trái pháp luật tại huyện Ea Súp và huyện Lắk.
Tỉnh cần chỉ đạo các cơ quan chức năng, chính quyền cơ sở, các chủ rừng tăng cường biện pháp quản lý bảo vệ rừng; rà soát, kiểm tra, đánh giá toàn bộ diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn, nhất là tại các Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi xâm hại rừng.
Đặc biệt, UBND tỉnh cần xử lý trách nhiệm của chủ rừng và các tổ chức, cá nhân có liên quan khi đề xảy ra tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật trên địa bàn quản lý nhưng không có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời.
Thời gian tới, UBND tỉnh Đắk Lắk tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo Chỉ thị số của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 8/8/2017 của Chính phủ về việc ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/1/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; trong đó, tập trung đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ án trọng điểm về phá rừng, lấn chiếm đất rừng đã được các cơ quan báo chí phản ánh trong thời gian qua.
Có thể bạn quan tâm
Đắk Lắk: Phá rừng đặc dụng Ea Sôr, 37 đối tượng bị khởi tố
10:41, 29/04/2021
Đắk Lắk: Phạt 3 Công ty điện gió gần 300 triệu đồng
15:16, 14/07/2021
Đắk Lắk: Bị đề nghị xử phạt 280 triệu đồng do xây dựng 26 căn nhà khi chưa được giao đất
11:00, 25/12/2020
Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam chi nhánh Đắk Lắk “tiếp tay” chiếm đoạt tài sản?
04:50, 22/09/2020
Loạt cán bộ Agribank Bắc Đắk Lắk lĩnh án
04:20, 18/07/2020
Bắt nguyên Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk sai phạm trong đấu thầu thuốc
13:05, 28/04/2020