Vụ kiện Vinasun – Grab: “Có lỗi của Bộ GTVT”!

Diendandoanhnghiep.vn Sự chậm trễ của Bộ GTVT trong việc triển khai chính sách về đổi mới, ứng dụng phần mềm gọi xe công nghệ là có thật. Chia sẻ Luật sư Trần Duy Ninh –Thành viên Công ty Luật TNHH Nhân Việt với DĐDN.

- Vừa qua, Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đã có văn bản yêu cầu Bộ Giao thông vận tải (GTVT) báo cáo về những thông tin mà báo chí phản ánh, cụ thể: Sự chậm trễ về chính sách là nguyên nhân gây ra nhiều xáo động trong môi trường kinh doanh vận tải, dẫn đến vụ kiện Vinasun và Grab? Vậy quan điểm của ông như thế nào về vấn đề này?

Trước tiên chúng ta phải thẳng thẳn nhìn nhận về những hạn chế và yếu kém trong việc bắt nhịp, lĩnh hội, thích nghi… những cơ hội to lớn từ nền công nghiệp 4.0. Và rõ ràng, chúng ta vẫn chưa có được sự chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc cách mạng công nghiệp này. Đơn cử, các ứng dụng gọi xe công nghệ mặc dù đã được nghiên cứu hơn 2 năm, 6 lần chỉnh sửa, tuy nhiên, Bộ GTVT vẫn chưa đưa ra được khung pháp lý rõ ràng là điều rất đáng buồn.

Và sự chậm trễ của Bộ GTVT trong việc triển khai chính sách về đổi mới, ứng dụng phần mềm gọi xe công nghệ trong tình hình hiện nay là có thật

Hàng trăm tài xế của Vinasun kéo tới theo dõi phiên tòa Vinasun kiện Grab

Và sự chậm trễ của Bộ GTVT trong việc triển khai chính sách về đổi mới, ứng dụng phần mềm gọi xe công nghệ trong tình hình hiện nay là có thật, cụ thể:
Sau khi Uber và Grab, có mặt và hoạt động tại Việt Nam từ 2014 (như lời đại diện Grab trình bày tại phiên tòa), thế nhưng đến tận đầu năm 2016 thì “Đề án 24” mới được ban hành kèm theo Quyết định 24/QĐ-BGTVT ngày 07/01/2016 về việc: “Ban hành kế hoạch thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng".
Tuy nhiên, khi kết thúc thời hạn 02 năm của đề án này, thay vì ban hành văn bản luật chính thức để làm hành lang pháp lý cho loại hình kinh doanh phần mềm ứng dụng gọi xe taxi, thì Bộ GTVT lại tổ chức các buổi họp tổng kết lấy ý kiến các bộ ngành, từ đó đề xuất Chính phủ gia hạn đối với “Đề án 24” nêu trên.
Và tại Công văn 14732/BGTVT, ngày 29/12/2017 của Bộ GTVT (V/v báo cáo tổng kết 2 năm thực hiện thí điểm ứng dụng KHCN trong hỗ trợ kết nối vận tải hành khách theo hợp đồng) –Văn bản mà phía Grab viện dẫn nhiều lần, đã có bỏ qua hàng loạt nội dung quan trọng, đơn cử:Không đánh giá đúng những sai phạm về việc nộp thuế cho NSNN (mặc dù đây là một loại vi phạm trọng điểm được quy định trong Đề án 24).
Không đả động gì đến việc vỡ hoàn toàn quy hoạch phương tiện giao thông taxi, một nguyên nhân chính gây nạn kẹt xe khủng khiếp tại các đô thị, đặc biệt là Hà Nội, TP HCM (mặc dù là Bộ chủ quản ngành GTVT) .

- Nói như vậy có nghĩa là Công văn 14732/BGTVT của Bộ GTVT, đã có nhiều phản ứng và những ý kiến trái chiều từ phía các bộ ngành, thưa ông? 

Đúng vậy, sau khi Công văn 14732/BGTVT của Bộ GTVT ban hành đã nhận được nhiều phản ứng của các bộ ngành chủ quản, nhiều ý kiến khác nhau khác, cụ thể:

Về phía Bộ Tài chính, tại Công văn 1354/BTC-TCDN ngày 01/2/2018 gửi Văn phòng Chính phủ, đã có một số ý kiến tham gia bổ sung “tại báo cáo của Bộ GTVT còn thiếu nhiều nội dung có liên quan đến công tác quản lý thuế”? “Làm rõ bản chất kinh doanh của Uber, Grab mặc dù các đơn vị này không đăng ký kinh doanh dịch vụ vận tải nhưng về bản chất thì đây lại là dịch vụ vận tải…”. Về vấn đề này, Bộ Tài chính đề nghị Bộ GTVT có sự tham khảo bản án của Tòa Công lý Châu Âu (ECJ) của Liên Minh châu Âu ngày 20/12/2017 khi đã ra phán quyết Uber là một công ty vận tải thông thường, thay vì là một ứng dụng công nghệ”.

Tương tự, tại Công văn 541/BCT-TMĐT ngày 19/01/2018, của Bộ Công Thương gửi Văn phòng Chính Phủ, nhận định: “ Kinh doanh vận tải là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo Luật Đầu tư năm 2014. Theo quy định tại khoản 4 Điều 26 Nghị định số 152 thì các chủ thể ứng dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện phải tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến việc kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó”.
 
Chia sẻ Luật sư Trần Duy Ninh –Thành viên Công ty Luật TNHH Nhân Việt với DĐDN.

Chia sẻ Luật sư Trần Duy Ninh –Thành viên Công ty Luật TNHH Nhân Việt với DĐDN.

Về phía Bộ Công an, tại Công văn số  244/BCA-C67 ngày 30/1/2018 gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an đã yêu cầu bổ sung các nội dung sau vào báo cáo tổng kết, bao gồm: Kiểm soát số lượng, chất lượng xe tham gia thí điểm “…tình trạng khó kiểm soát được số lượng, chất lượng của xe và lái xe tham gia thí điểm, đây là nguyên nhân chính gây ra một số vụ việc phức tạp về TTXH liên quan đến lái xe của các doanh nghiệp vận tải tham gia thí điểm trong thời gian gần đây”.
Và ở phần kiến nghị cuối cùng, Bộ Công an đã đề nghị “Bộ GTVT cần ấn định thời gian cụ thể đối với từng đề nghị, không để kéo dài thời gian thí điểm với những bất cập chưa được giải quyết như đề nghị của Bộ Công an và trong báo cáo của Bộ GTVT”.  
- Ông đánh giá như thế nào về các ý kiến của các Bộ ngành về vấn đề nêu trên, thưa ông?  
Nhìn chung, các Bộ khác đều phản ứng với kết luận tại Công văn 14732/BGTVT ngày 29/12/2017 của Bộ GTVT. Tuy nhiên, Bộ GTVT vẫn không quan tâm, kể cả việc thất thu ngân sách Nhà nước, tình trạng vỡ quy hoạch giao thông, kẹt xe nghiêm trọng tại 3 đô thị lớn nhất nước. Đề án 24 lại tiếp tục thí điểm thêm 2 năm hoặc lâu hơn nữa. Điều này thể hiện thái độ rất thiếu trách nhiệm của một Bộ quản lý ngành giao thông của cả nước. 
Và sự chậm trễ của Bộ GTVT đã dẫn đến hàng loạt hậu quả nguy hiểm sau:
Thứ nhất, phá vỡ quy hoạch giao thông tại các đô thị, đặc biệt là đô thị lớn, ví dụ như quy hoạch taxi tại TP HCM đến 2020 là 14.464 xe, thì hiện nay riêng Grab đã kinh doanh hơn 23.000 xe, số taxi truyền thống là khoảng 10.000 xe…
Tại bản án số 1910/2018/KDTM-ST ngày 28/12/2018 giải quyết vụ kiện giữa Công ty Vinasun và Công ty Grab, tại phần “Kiến nghị của Hội đồng xét xử” xác định rõ: “Trước thực trạng này, Bộ GTVT và cơ quan nhà nước có thẩm quyền không kịp thời có chính sách quản lý phù hợp với mô hình hoạt động như “Grab” mà rập khuôn mô hình kinh tế chia sẻ của các nước, tiếp tục duy trì “Đề án 24”, dẫn đến sự bùng phát phương tiện giao thông, gây ách tắc nghiêm trọng giao thông, nhất là ở các thành phố lớn…".
Thứ hai, thất thu ngân sách nghiêm trọng: Chỉ tính riêng kỳ kinh doanh 2014-2016, số thuế mà Grab (hiện đã có hơn 23.000 xe) chỉ nộp 9,5 tỷ đồng, bằng 1/130 số thuế Vinasun (có 6000 xe) nộp cùng kỳ (hơn 1200 tỷ đồng) .
Thứ ba, thất thu quỹ bảo hiểm xã hội: mội năm quỹ BHXH thất thu 2.800 tỷ (238 tỷ đồng/tháng).

Xin cảm ơn ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vụ kiện Vinasun – Grab: “Có lỗi của Bộ GTVT”! tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711719603 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711719603 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10