Vinasun kiện Grab: Grab cho rằng quyền giải quyết không thuộc thẩm quyền của Tòa án?

Diendandoanhnghiep.vn Grab liên tiếp đề nghị HĐXX tạm hoãn phiên tòa, giữ bí mật kinh doanh, đình chỉ vụ án…vì cho rằng quyền giải quyết không thuộc thẩm quyền của Tòa án. Tuy nhiên HĐXX đã bác yêu cầu của Grab.

Theo đó sáng nay 17/10, Tòa án nhân dân TP HCM tiếp tục xét xử sơ thẩm vụ án “yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” giữa nguyên đơn là Vinasun và bị đơn là Grab, sau nhiều lần tạm hoãn.

hàng trăm tài xế của Vinasun đã có mặt tại Tòa án nhân dân TP HCM từ rất sớm để tham dự phiên tòa.

Hàng trăm tài xế của Vinasun đã có mặt tại Tòa án nhân dân TP HCM từ rất sớm để tham dự phiên tòa.

Tòa bác yêu cầu giữ bí mật kinh doanh của Grab

Mở đầu phiên tòa sáng nay, Grab đề nghị hoãn xử vì sự vắng mặt của giám định viên giữ bí mật kinh doanh, đình chỉ vụ án…vì cho rằng quyền giải quyết không thuộc thẩm quyền của Tòa án.. Tuy nhiên, HĐXX cho rằng: căn cứ khoản 2 Điều 257 BLTTDS thì HĐXX có quyền xét xử vắng mặt người giám định. HĐXX công bố kết quả giám định tại phiên tòa. Nếu không đồng ý với kết luận giám định được công bố tại phiên tòa và có yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại, nếu xét thấy việc này là cần thiết cho việc giải quyết vụ án thì HĐXX quyết định giám định bổ sung, giám định lại...

Theo HĐXX, trong quá trình xét xử vụ án, Grab đã có yêu cầu tòa án bảo mật danh sách hợp tác xã và hợp đồng hợp tác kinh doanh của tài xế với hợp tác xã. Tuy nhiên phía nguyên đơn (Vinasun) đã khiếu nại và được Tòa án nhân dân TP HCM đồng ý cho Vinasun tiếp cận, sao chụp hồ sơ của Grab. Và phía Grab có khiếu nại lên cấp cao hơn nhưng đều bị bác vì việc Vinasun tiếp cận tài liệu là không vi phạm pháp luật. Do đó, việc Grab tiếp tục yêu cầu tòa giữ bí mật kinh doanh vì hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa Grab và đối tác cần được bảo mật vì đó là bí mật kinh doanh, không được cung cấp cho bên thứ ba là không hợp lý – HĐXX cho biết.

Đại diện bên nguyên đơn (Vinasun) trình bày trước HĐXX

Đại diện bên nguyên đơn (Vinasun) trình bày trước HĐXX về việc Grab đã vi phạm luật kinh doanh vận tải, gây thiệt hại cho các hãng taxi truyền thống.

Tiếp tục diễn biến vụ việc tại tòa, đại diện Vinasun cho rằng: phía Grab đã có những phương thức cạnh tranh không lành mạnh, gây ảnh hưởng và thiệt hại cho Vinasun cũng như các hãng taxi truyền thống, cụ thể: Grab chỉ có chức năng cung cấp phần mềm kết nối nhưng trên thực tế là kinh doanh vận tải taxi.

Trong quá trình thực hiện đề án thí điểm của Bộ GTVT, Grab đã vi phạm hàng loạt quy định pháp luật, không tuân thủ quy định pháp luật về kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, khuyến mại tràn lan, phá giá... và là nguyên nhân chính dẫn đến lợi nhuận của Vinasun sụt giảm. Cụ thể, năm 2015 lợi nhuận sau thuế của Vinasun là gần 320 tỉ đồng, đến năm 2016 còn hơn 295 tỉ đồng. Kết quả kinh doanh quý I, quý II năm 2017 của đơn vị chỉ còn 53 tỉ đồng, hơn 8.000 nhân viên phải nghỉ việc…Do đó tại vụ kiện này, Vinasun yêu HĐXX buộc Grab phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trên 41 tỉ đồng.

Đại diện bảo về quyền lợi cho nguyên đơn (Grab) đề nghị bảo đình chỉ vụ án vì vụ việc không thuộc thẩm quyềnp/giải quyết của Tòa án

Đại diện bảo về quyền lợi cho bên nguyên đơn (Grab) đề nghị HĐXX đình chỉ vụ án vì vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Tranh luận về những nội dung mà phía nguyên đơn đưa ra, đại diện Grab lại cho rằng: Grab chỉ thực hiện theo đề án thí điểm của Bộ GTVT và vi phạm (nếu có) thuộc về thẩm quyền xử lý của cơ quan chức năng. Những chương trình khuyến mại, cạnh tranh thuộc về Bộ Công thương, Cục quản lý cạnh tranh, Sở Công thương…không thuộc quyền giải quyết của Tòa án. Do đó, Grab đề nghị HĐXX đình chỉ vụ việc vì thẩm quyền thuộc về các cơ quan chức năng “không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân TP HCM” – đại diện Grab nói.

Luật sự Nguyễn Hải Vân - đại diện cho bên nguyên đơn (Vinasun) đề nghị Grab phải tuân thủ theo pháp luật Việt Nam về kinh doanh vận tải.

Luật sự Nguyễn Hải Vân - đại diện cho bên nguyên đơn (Vinasun) đề nghị: "Grab phải tuân thủ theo pháp luật Việt Nam về kinh doanh vận tải".

Cần thượng tôn pháp luật!

Trao đổi với báo chí bên lề phiên xét xử, Luật sư Nguyễn Hải Vân, đại diện cho nguyên đơn cho rằng: Grab liên tiếp đưa ra những thông tin, lập luận, lý do thiếu căn cứ để bóp méo và sai lệch vụ việc khiến dư luận hiểu nhầm bản chất của sự việc. Cụ thể, về bản chất của vụ việc này là Vinasun kiện Grab ra tòa với lý do “đền bù thiệt hại ngoài hợp đồng”, chứ Vinasun không kiện Grab về luật cạnh tranh.

Tuy nhiên, Grab lại cứ loanh quanh cố tình kéo dài thời gian để tránh né trách nhiệm là không thể chấp nhận. Bên cạnh đó, Grab còn táo bạo hơn khi khẳng định thẩm quyền này thuộc về Bộ GTVT, Bộ Công Thương,… không thuộc Tòa án là tự phán quyết, coi thường Pháp luật Việt Nam. Do đó, Grab cần phải nhìn nhận một cách nghiêm túc, thượng tôn pháp luật, chấp hành theo quy định của pháp luật Việt Nam về kinh doanh vận tải – luật sư Vân nói.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vinasun kiện Grab: Grab cho rằng quyền giải quyết không thuộc thẩm quyền của Tòa án? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713580159 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713580159 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10