Theo một nguồn tin riêng của báo DĐDN, phía VinaCapital đã có động thái gặp gỡ và trao đổi với Ba Huân về phương hướng giải quyết sau chuỗi thời gian gây khó khăn, trì hoãn.
Dự kiến, hai bên sẽ có thoả thuận giải quyết vụ việc vào khoảng 2 ngày tới. Tuy nhiên, hiện các bên đều từ chối đưa thông tin cụ thể về các điều khoản thương lượng. Lý do bởi đã có thoả thuận về điều khoản bảo mật hợp đồng.
Trước đó, sau gần nửa năm nhận khoản đầu tư 32 triệu USD từ VinaCapital, Công ty CP Ba Huân đã có văn bản “kêu cứu” gửi tới Thủ tướng Chính phủ nhờ hỗ trợ chấm dứt hợp tác với VinaCapital. Bởi sau khi phía Cty CP Ba Huân đề nghị chấm dứt hợp tác, phía VinaCapital có hành động trì hoãn, gây khó khăn, như yêu cầu phải thanh toán khoản phí phát sinh dựa trên mức lãi suất 22% cho các khoản đầu tư mua cổ phần phát hành thêm trong khi thực tế khoản tiền trên vẫn đang được giữ lại tài khoản do VinaCapital kiểm soát.
Cụ thể, bà Phạm Thị Huân - Giám đốc Công ty CP Ba Huân cho biết, đầu năm 2018 đã nhận được đề nghị hợp tác đầu tư từ VinaCapital nhằm nâng thương hiệu Ba Huân lên tầm quốc tế. Quỹ này đã đưa ra một số thỏa thuận hợp tác ban đầu bằng tiếng Anh để hai bên ký kết. Dù thỏa thuận hợp tác quy định sử dụng hai ngôn ngữ Anh - Việt nhưng hai bên mới ký thỏa thuận bằng tiếng Anh.
Theo bà Huân, một trong những lý do khiến doanh nghiệp đưa ra quyết định ngừng hợp tác vì thỏa thuận hợp tác giữa bản tiếng Anh và tiếng Việt có nội dung không đúng hoặc không như trao đổi ban đầu.
Cụ thể, VinaCapital “tự động” đưa vào tỷ suất hoàn vốn đầu tư 22% một năm - gấp ba lần lãi suất vay vốn ngân hàng. Không những thế, VinaCapital còn hạn chế ngành nghề kinh doanh của Ba Huân chỉ gồm sản xuất, kinh doanh thịt gà và trứng gà, loại bỏ các ngành kinh doanh khác.
Có thể bạn quan tâm
11:01, 07/08/2018
18:23, 06/08/2018
06:30, 06/03/2018
15:00, 27/02/2018
Nghiêm trọng hơn, VinaCapital cũng quy định nếu Ba Huân không đạt được kết quả như trên sẽ bị phạt hoặc yêu cầu trả lại vốn đầu tư, cộng dồn với lãi suất 22% hoặc phải chuyển giao cho VinaCapital (hoặc một đối tác do quỹ này chỉ định) tối thiểu 51% cổ phần.
“Mặc dù chỉ với tư cách là một cổ đông phổ thông nhưng VinaCapital luôn yêu cầu đưa vào điều lệ công ty quyền phủ quyết đối với tất cả nghị quyết của HĐQT. Thay vì mục tiêu hợp tác cùng phát triển, hỗ trợ Ba Huân xây dựng thương hiệu quốc tế thì VinaCapital lại muốn chiếm quyền quản lý và điều hành toàn bộ công ty, chiếm đoạt thương hiệu được xây dựng gần 50 năm thông qua những đề nghị vô lý và có biểu hiện không tôn trọng pháp luật”, bà Huân bức xúc trong văn bản gửi Thủ tướng.
Dù đã đề nghị chấm dứt hợp tác nhưng Ba Huân cho biết phía VinaCapital có hành động trì hoãn, gây khó khăn, như yêu cầu phải thanh toán khoản phí phát sinh dựa trên mức lãi suất 22% cho các khoản đầu tư mua cổ phần phát hành thêm trong khi thực tế khoản tiền trên vẫn đang được giữ lại tài khoản do VinaCapital kiểm soát.
Giám đốc Công ty CP Ba Huân cũng cho rằng, mức lãi suất 22% không phù hợp với thỏa thuận ban đầu. Do đó, Công ty Ba Huân gửi văn bản “kêu cứu” Thủ tướng chỉ đạo các cơ quan giúp đỡ nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng trong quá trình chấm dứt hợp tác với VinaCapital, giúp công ty giữ thương hiệu.
Trước đó, hồi tháng 2/2018, Quỹ Vietnam Opportunity Fund (VOF) do VinaCapital quản lý đã thông báo đầu tư 32,5 triệu USD (khoảng 730 tỷ đồng) để mua một số lượng cổ phần thiểu số đáng kể của Công ty CP Ba Huân.
Theo đó, trong tháng 2/2018, quỹ VOF đã mua 9,48 triệu cổ phiếu, tương đương 33,77% cổ phần của Ba Huân. Như vậy, Ba Huân được định giá ở mức 96 triệu USD. Thương hiệu Ba Huân được sáng lập vào năm 2001, chiếm 30% thị phần sản xuất trứng Việt Nam. Phần lớn số cổ phần còn lại do bà Phạm Thị Huân - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc cùng những người liên quan nắm giữ.
Tuy nhiên, sau chưa đầy nửa đầu tư, mối quan hệ giữa Ba Huân và VinaCapital bắt đầu xuất hiện những mâu thuẫn lớn. Đầu tháng 7/2018, Ba Huân đã có văn bản gửi Thủ tướng nhờ "hỗ trợ chấm dứt hợp tác với VinaCapital".
Tháng 2/2018, Quỹ Vietnam Opportunity Fund (VOF) do VinaCapital quản lý đã thông báo đầu tư 32,5 triệu USD (khoảng 730 tỷ đồng) để mua một số lượng cổ phần thiểu số đáng kể của công ty sản xuất trứng và thịt gia cầm Ba Huân. Được biết, quỹ VOF đã mua 9,48 triệu cổ phiếu, tương đương 33,77% cổ phần của Ba Huân. Như vậy, Ba Huân được định giá ở mức 96 triệu USD. Thương hiệu Ba Huân được sáng lập vào năm 2001, chiếm 30% thị phần sản xuất trứng Việt Nam. Phần lớn số cổ phần còn lại do bà Phạm Thị Huân - chủ tịch kiêm TGĐ - cùng những người liên quan nắm giữ. Về VOF, đây là một trong những quỹ đầu tư lớn nhất trên thị trường chứng khoán với tổng giá trị tài sản đang quản lý tại thời điểm 30/6/2018 đạt 1,05 tỷ USD. Quỹ dành khoảng 10% tài sản đề đầu tư private equity. Các khoản đầu tư chính trong danh mục private equity của VOF gồm có Ba Huân, Sữa Quốc tế IDP, Gỗ An Cường... Trong số này, VOF nắm cổ phần chi phối tại Sữa Quốc tế. |