Vụ nguy cơ xuất khẩu điều bị lừa: Hồi kết có hậu và bài học cho ngành điều

Diendandoanhnghiep.vn Mặc dù số phận 30/35 container điều bị mất quyền kiểm soát chứng từ gốc và có nguy cơ mất trắng đã được giải phóng, đánh dấu một hồi kết tốt đẹp, có hậu, nhưng cũng là bài học đắt giá cho ngành điều.

>> Vụ nguy cơ xuất khẩu điều bị lừa: Đã giành lại quyền sở hữu 9 container hàng 

 Hồi kết có hậu...

Theo thông tin từ ông Nguyễn Đức Thanh, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Italy, cho biết trong số 35 container mất bộ chứng từ gốc đã giải quyết được 30/35 container điều đưa về Việt Nam. Số hàng này đã được doanh nghiệp đặt cọc bảo lãnh ngân hàng cho hãng tàu từ tháng 3, hiện đã được bán luôn cho các nước khác và đưa vào Italy. Tuy nhiên, hiện vẫn còn 5 container nằm lại tại cảng Italy vì của 3 công ty của Việt Nam không có đủ khả năng chuyển tiền đặt cọc để bảo lãnh ngân hàng cho các hãng tàu. Do đó, số phận của những container còn lại sẽ phải chờ phán quyết của Tòa để có cơ sở trả lại sở hữu cho Việt Nam.

số phận 30/35 container điều bị mất quyền kiểm soát chứng từ gốc và có nguy cơ mất trắng đã được giải phóng

Số phận 30/35 container điều bị mất quyền kiểm soát chứng từ gốc và có nguy cơ mất trắng đã được giải phóng.

Cụ thể, đến ngày 30/5/2022, 3 công ty này đã nhận được phán quyết của Tòa án dân sự Larino và Công tố TP Napoli đã trả lại quyền sở hữu của 3 container của nhóm công ty lừa đảo nằm trong phạm vi tố tụng của tòa này. 2 container còn lại hãng tàu Cosco chưa đồng ý trả do chưa có đặt cọc và cũng chưa có phán quyết tương ứng của tòa khu vực.

Cũng theo ông Nguyễn Đức Thanh, hiện các công ty cùng với luật sư và lãnh sự sẽ tiếp tục xử lý sự việc trên. "Chúng tôi hy vọng 5 container cuối cùng trong số này sẽ được trả cho Việt Nam để bán cho khách hàng khác trong vài ngày tới" – ông Thanh cho hay.

Liên quan đến thương vụ xuất khẩu điều, chiều 31/5, trả lời với báo chí, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), cho biết: Có thể nói những nỗ lực trong việc giải cứu thành công vụ việc cũng như khuyến cáo với doanh nghiệp xuất khẩu trong những vụ việc tương tự.

Cũng theo ông Hải, kể từ đầu tháng 3 năm 2022, Bộ Công Thương đã nhận được thông tin về việc các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu 100 container hạt điều sang Italy.

Tuy nhiên, khi gặp dấu hiệu lừa đảo, ngay lập tức Bộ Công Thương đã có chỉ đạo cơ quan Thương vụ tại Italy đến các cái cảng để chứng kiến, tìm hiểu sự việc và liên hệ với chính quyền địa phương.

Qua đó, Thương vụ đã làm việc với các đơn vị chức năng và giữ lại các container đã đến cảng. Bên cạnh đó, cùng với nỗ lực những container chưa tiến hành giao hàng và một số các container chưa chuyển giao chứng từ gốc đã được giữ lại.

Ngoài ra, với những container đã có chuyển giao chứng từ gốc cho phía khách hàng mà thống kê ra là 35 bộ, chúng ta đã nỗ lực để đưa được 30 container trở lại Việt Nam hoặc tiêu thụ cho các khách hàng khác.

Tóm lại, đến thời điểm này chỉ còn có 5 container đang nằm ở các cảng của Italy và chờ thủ tục để giải tỏa.

"Có thể nói một cách khái quát nhất tới thời điểm này là chúng ta chưa bị mất một container hạt điều nào. Đây là một nỗ lực rất lớn và có sự quan tâm chỉ đạo đặc biệt từ phía Thủ tướng Chính phủ.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cũng đã có Công thư gửi Bộ trưởng Bộ Kinh tế tài chính cũng như Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế của Italy đề nghị các cơ quan hữu quan hỗ trợ cho Đại sứ quán Việt Nam và cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Italy để giải quyết vụ việc này" – ông Hải nói.

>> Ngành điều lại “ngồi trên đống lửa”

… và bài học cho doanh nghiệp

Theo ông Hải, trong hoạt động thương mại quốc tế, nếu chúng không nghiên cứu và tìm hiểu kỹ về các đối tác thì vụ việc tương tự cũng có thể xảy ra. Do đó, với những trường hợp như vừa qua có thể thấy quy mô khá lớn. Vì vậy, để hạn chế những rủi ro như vậy, hành trang mà các doanh nghiệp cần trang bị khi bước vào tiến trình hội nhập là hết sức quan trọng. Trong đó, có những việc cần phải tìm hiểu khách hàng, đối tác một cách kỹ lưỡng trước khi tiến hành giao dịch.

Thương vụ Sứ quán Việt Nam tại Italy làm việc với ngân hàng Banca di Credito Popolare tại Napoli liên quan vụ 100 container hạt điều xuất khẩu.

Thương vụ Sứ quán Việt Nam tại Italy làm việc với ngân hàng Banca di Credito Popolare tại Napoli liên quan vụ 100 container hạt điều xuất khẩu.

Đặc biệt, với khách hàng giao dịch lần đầu, kể cả có giao dịch 1, 2 lần nhưng doanh nghiệp vẫn phải lưu ý kiểm tra các lý lịch, khả năng thanh toán của khách hàng. Cùng với đó, doanh nghiệp cũng có thể thông qua các cơ quan của Việt Nam và nước ngoài, cơ quan Thương vụ nhờ kiểm tra cũng là yếu tố rất tốt. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể sử dụng dịch vụ của những nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp về các thông tin doanh nghiệp.

Đáng lưu ý, khi doanh nghiệp tìm được bạn hàng, khâu ký kết hợp đồng cũng là một khâu mà giúp đảm bảo được lợi ích. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam thường có thói quen là nhường việc này cho doanh nghiệp đối tác.

Thế nhưng, rút kinh nghiệm từ vụ việc trên, doanh nghiệp nên giành quyền soạn thảo hợp đồng về phía mình để có thể đảm bảo được điều khoản ở trong đó phản ánh được tốt nhất.

Và một cái điều nữa cũng rất quan trọng là doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ bảo hiểm để có thể hạn chế tối đa rủi ro. Bởi nếu như xảy ra biến cố, doanh nghiệp vẫn có thể thu hồi được lại một phần lợi ích vật chất trong những trường hợp rủi ro như vậy.

Trước đó, sau khi các doanh nghiệp phản ánh, Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas) đã có công văn hỏa tốc số 19/2022/TM-HHĐ gửi Đại sứ quán, Thương vụ Việt Nam tại Italy cùng các bộ, ngành và Ngân hàng Nhà nước liên quan đến rủi ro 100 container hạt điều xuất khẩu sang Italy, trị giá gần 1.000 tỷ đồng. Toàn bộ lô hàng trên được đóng vào 100 container, điểm đến là Cảng Genoa, Cảng LA Spezia do các hãng tàu quốc tế là Cosco, YANGMING, HMM, ONE vận chuyển.

Quá trình gửi hồ sơ nhờ thu từ 5 ngân hàng Việt Nam như Eximbank, HDBank... tới đầu mối ngân hàng bên mua tại Italy thì được hướng dẫn đến một đầu mối ngân hàng khác tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuy nhiên, sau khi ngân hàng bên mua nhận được bộ chứng từ thì thông báo người mua không phải khách hàng của họ, chứng từ lại chỉ là bản photocopy và đã trả lại bộ chứng từ trên nhưng không ghi rõ trả theo hình thức nào; đồng thời, cũng không cung cấp số vận đơn.

Tình huống này dẫn tới, nếu ai cầm trong tay bộ chứng từ gốc, chỉ cần đến cảng gặp hãng vận chuyển là nhận hàng. Trong khi đó, một số lô hàng đã cập cảng, một số lô khác sắp đến còn bên công ty môi giới lại không liên lạc được.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vụ nguy cơ xuất khẩu điều bị lừa: Hồi kết có hậu và bài học cho ngành điều tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714131723 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714131723 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10