Vụ nhà máy đường “đầu độc” sông Lam ở Nghệ An (Kỳ II): Chính quyền nói gì?

Diendandoanhnghiep.vn Công tác vệ sinh công nghiệp chưa tuân thủ theo quy định, chất thải rắn phát sinh từ quá trình sản xuất không được thu gom, xử lý triệt để, bã bùn chưa có bãi tập kết…

 Tình trạng xả thải chưa qua xử lý xảy ra vào những ngày đầu tháng 3/2022 mà phóng viên DĐDN trực tiếp ghi nhận lại được.

Tình trạng xả thải chưa qua xử lý xảy ra vào những ngày đầu tháng 3/2022 mà phóng viên DĐDN trực tiếp ghi nhận lại được.

Đây là thực trạng được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An chỉ ra sau khi thành lập đoàn kiểm tra đột xuất việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với Công ty CP mía đường sông Lam (Sugar Sông Lam) tại xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn trong thời gian vừa qua.

Sự cố xả thải ra sông Lam do thời tiết?

Trong những ngày đầu tháng 3/2022, khi phóng viên sử dụng Flycam để theo dõi vẫn thấy, nguồn thải màu đen loang lổ thành vệt dài cả khúc sông Lam về phía hạ nguồn. Trước đó, người dân địa phương cũng phản ánh tình trạng gây ô nhiễm môi trường của Sugar Sông Lam đã trở thành “điệp khúc” mỗi khi vào mùa vụ thu hoạch mía. Nghĩa là, vào những tháng cuối năm trước, đầu năm sau, vụ ép mía đường bắt đầu thì người dân lại sống trong cảnh nơm nớp lo sợ sẽ tiếp tục bị “tra tấn” bởi ô nhiễm môi trường phát ra từ nhà máy này.

Sau khi Diễn đàn Doanh nghiệp phản ánh bằng video đăng trên điện tử ngày 07/3, vào ngày 16/3/2022, UBND tỉnh Nghệ An đã phê duyệt kế hoạch kiểm tra đột xuất, giao Sở TN&MT phối hợp cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra về tình trạng Sugar Sông Lam gây ô nhiễm môi trường. Và, đến ngày 21/3/2022, đoàn kiểm tra mới thực hiện nghiệp vụ kiểm tra tại Sugar Sông Lam. Thời điểm kiểm tra, toàn bộ dây chuyền sản xuất đường của Sugar Sông Lam lại ngừng hoạt động hoàn toàn từ ngày 14/3/2022 do hết nguyên liệu?!.

Theo văn bản trả lời vào ngày 18/4/2022 gửi Tạp chí điện tử Diễn đàn Doanh nghiệp, Sở TN&MT Nghệ An khẳng định tình trạng Sugar Sông Lam xả nước thải màu đen từ ống thoát thải của nhà máy này là có cơ sở.
“Sự cố nêu trên xảy ra tại thời điểm trời mưa lớn, thành bể chứa bùn tro của Nhà máy đường bị vỡ, dẫn đến nước mưa chảy tràn cuốn theo bùn tro và các loại chất bẩn phát sinh từ quá trình sản xuất (chưa được thu gom đúng quy định) chảy ra Sông Lam, gây nên hiện tượng nước có màu đen tại khu vực Sông Lam nơi đặt ống xả thải nước của Nhà máy” – Văn bản báo cáo kết quả kiểm tra ngày 18/4 của Sở TN&MT nêu.

>>Nghệ An: Nhà máy đường “đầu độc” sông Lam

Cũng qua báo cáo kết quả kiểm tra, Sở TN&MT Nghệ An yêu cầu Sugar Sông Lam khắc phục ngay các giải pháp quản lý chất thải như nạo vét hệ thống bể chứa tro, khơi thông cống rãnh… Thực hiện nghiêm túc các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường theo đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt.

Chính quyền giám sát nhưng chưa sâu sát

Cùng với việc báo cáo kết quả nội dung kiểm tra những nội dung liên quan đến hành vi chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường tại Sugar Sông Lam, Sở TN&MT cũng cho biết đã tiến hành lập biên bản xử lý hành chính đối với đơn vị này theo Khoản 5, Điều 20 Nghị định 155.

Theo đó, nếu áp dụng các điều khoản nói trên quy định tại Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ, Sugar Sông Lam sẽ bị xử lý ở mức “Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không phân loại, không lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định; không ký hợp đồng hoặc không chuyển giao chất thải rắn công nghiệp thông thường cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định; không báo cáo định kỳ về tình hình phát sinh, quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định”.

Được biết, trước đó vào năm 2014, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 6316 về việc phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết đối với nhà máy đường sông Lam thuộc Sugar Sông Lam ở địa bàn nói trên.“Tiếp tục giám sát các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường của Nhà máy đồng thời xử lý các vấn đề phát sinh. Trường hợp vượt quá khả năng xử lý kịp thời báo cáo UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường” - Sở TN&MT đề nghị UBND xã Đỉnh Sơn, UBND huyện Anh Sơn.

Việc ban hành quyết định phê duyệt đề án này được xem như căn cứ pháp lý, khoa học để nhà máy đường sông Lam áp dụng thực hiện nghiêm túc công tác bảo vệ môi trường trong quá trình vận hành dây chuyền sản xuất kinh doanh. Đồng thời, cơ quan quản lý nhà nước các cấp cũng sẽ dựa vào căn cứ về pháp luật bảo vệ môi trường để giám sát, báo cáo và kiến nghị xử lý nếu tổ chức, cá nhân vi phạm.

Vậy nhưng vấn đề ô nhiễm môi trường xảy ra tại Sugar Sông Lam ở xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn thời gian qua vẫn không được giám sát, ngăn chặn, xử lý kịp thời và dứt điểm.

Đến đây, dư luận đặt câu hỏi vì sao sự việc gây ô nhiễm môi trường xảy ra tại Sugar Sông Lam lại không được xử lý một cách dứt điểm khi liên tục trở thành vấn đề mà người dân địa phương vẫn tiếp tục “tố” đơn vị này mỗi khi vào mùa ép mía đường hàng năm? Phải chăng việc giám sát của cơ quan các cấp đã “ngó lơ” cho Sugar Sông Lam được phép “bức tử” dòng Sông Lam trong thời gian qua?

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vụ nhà máy đường “đầu độc” sông Lam ở Nghệ An (Kỳ II): Chính quyền nói gì? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714064486 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714064486 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10