Vụ "tuồn" 30.000 tỷ đồng ra nước ngoài: Lật tẩy thủ đoạn tinh vi của bà “trùm”

Diendandoanhnghiep.vn Những thủ đoạn tinh vi của bà trùm Nguyễn Thị Nguyệt trong đường dây vận chuyển hơn 30.000 tỷ đồng ra nước ngoài đã bị cơ quan điều tra lật tẩy…

hihihhi

Tang vật của vụ án. Ảnh: CACC

Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã thông tin, Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội vừa ra cáo trạng truy tố cặp vợ chồng Nguyễn Thị Nguyệt (SN 1985) - Phạm Anh Tuấn (SN 1984, cùng trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội) cùng 11 đồng phạm trong vụ vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới, với số tiền lên đến hơn 30.000 tỷ đồng. Từ đây hé lộ những thủ đoạn "dị" của bà trùm cùng đồng bọn.

Theo đó, cuối năm 2020, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội phát hiện một đường dây "rửa tiền" quy mô lớn. Tổ chức điều tra, cơ quan điều tra phát hiện đường dây này đã hoạt động trong một thời gian dài, có hàng chục đối tượng tham gia hoạt động với nhiều thủ đoạn tinh vi. Tháng 9/2020, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố nhiều bị can về tội "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới".

Thời điểm đó, vụ án được Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đánh giá là "nghiêm trọng, phức tạp, diễn ra trong thời gian dài; thủ đoạn rất tinh vi, số tiền đặc biệt lớn". Cho đến nay, cơ quan điều tra đã làm rõ hành vi của 13 bị can, đã vận chuyển trái phép số tiền lên đến hàng tỷ USD, gây thiệt hại lớn cho Nhà nước.

Điều đáng nói, trong vụ án này bà “trùm” Nguyễn Thị Nguyệt không những đưa chồng, vợ chồng em ruột mà còn cả nhiều người thân, họ hàng tham gia vào đường dây nhằm thu lợi bất chính, cuối cùng bị sa vào vòng lao lý.

Cụ thể, năm 2016, Nguyệt phát hiện nhiều người có nhu cầu thuê chuyển tiền trái phép ra nước ngoài nên đã liên hệ với Phạm Hữu Thuật (SN 1981, thường trú tại Móng Cái, Quảng Ninh) để mua hồ sơ tạm nhập, tái xuất nhằm mục đích chuyển tiền. Thông qua Công ty TNHH xuất nhập khẩu Đại Phát và Công ty TNHH đầu tư Đại Phát, Nguyệt và Thuật đã hợp thức hồ sơ để chuyển tiền, chuyển hàng hết sức vòng vèo nhằm che giấu hành vi phạm pháp.

Phạm Hữu Thuật và Nguyễn Thị Nguyệt thỏa thuận, mỗi bộ hồ sơ tạm nhập, tái xuất để chuyển tiền trái phép ra nước ngoài, Thuật bán cho Nguyệt với giá từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng. Nguyệt chuyển cho Thuật thông tin công ty nhận tiền và mẫu dấu, chữ ký giám đốc của công ty để Thuật hoàn thiện hợp đồng tạm nhập hàng hóa và làm thủ tục kê khai hải quan.

Thuật và Nguyệt cùng nhau chung tiền mua hàng ngàn bộ linh kiện điện tử từ Trung Quốc của người có tên A Vỹ để có hàng hóa làm thủ tục tạm nhập qua cửa khẩu Móng Cái, rồi tái xuất sang Trung Quốc cho Công ty Hữu hạn mậu dịch Triều Dương (ở Đông Hưng, Quảng Tây, Trung Quốc) qua các cửa khẩu do A Vỹ chỉ định. Sau đó chính A Vỹ nhận những kiện hàng này rồi chuyển lại cho Thuật.

Phạm Hữu Thuật đã mở 49 tờ khai tạm nhập tái xuất hàng hóa của Công ty Đầu tư kinh doanh thương mại và xuất nhập khẩu Đại Phát với tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu là 52 triệu USD, tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu tương đương. Thuật cũng sử dụng công ty này thực hiện thanh toán quốc tế 48/49 hợp đồng tại năm ngân hàng, số tiền chuyển ra nước ngoài là hơn 2.500 tỷ đồng.

Ngoài ra Thuật còn sử dụng công ty BDA để chuyển hơn 1.300 tỷ đồng. Tổng cộng Thuật và Nguyệt đã thực hiện trót lọt hành vi chuyển ra nước ngoài gần 4.000 tỷ đồng.

>>Vụ "tuồn" 30 nghìn tỷ đồng ra nước ngoài: Hé lộ thoả thuận ngầm của các cán bộ ngân hàng

hihi

Tang vật của vụ án. Ảnh: CACC

Sau phi vụ đầu tiên khá là "ngon lành cành đào", Nguyệt đã nắm được cách thức chuyển tiền trái phép ra nước ngoài nên đã cùng chồng là Phạm Anh Tuấn tiến hành "khởi nghiệp". Nguyệt rủ thêm vợ chồng em trai và nhiều người thân trong họ cùng "lên thuyền".

Theo đó, vợ chồng Nguyệt đã mượn chứng minh thư nhân dân của họ để thành lập đến 8 công ty, với những ngành nghề kinh doanh khác nhau, song đều có chung ngành xuất nhập khẩu. Từ đó Nguyệt sẽ soạn và ký hợp đồng kinh tế, mua hàng hóa là IC điện thoại thông minh của các công ty tại Singapore rồi xuất bán cho các công ty tại Trung Quốc theo hình thức tạm nhập tái xuất để có tờ khai hải quan.

Tiếp đó Nguyệt liên hệ với các ngân hàng, lập các tài khoản rồi thực hiện việc chuyển tiền trái phép từ Việt Nam ra nước ngoài để hưởng lợi 0,1% trên mỗi giao dịch chuyển tiền.

Nhiệm vụ của Tuấn là quản lý, điều hành hoạt động Công ty An Gia Huy và Công ty Thuận An Phát. Cơ quan điều tra xác định Tuấn đồng phạm với Nguyệt đã chuyển trái phép số tiền gần 7.000 tỷ đồng và hưởng lợi gần 7 tỷ đồng.

Hai cánh tay đắc lực giúp sức cho Nguyệt là vợ chồng người em trai Nguyễn Văn Thắng và Nguyễn Thị Nga. Theo chỉ đạo của chị gái, Thắng tìm mua hàng vạn linh kiện IC điện tử từ Trung Quốc với giá 200 triệu đồng, đóng thành 12 thùng có khối lượng 5-6kg. Số hàng này được khai khống giá lên nhiều lần, đồng thời cũng được quay vòng nhiều lần để tạo các bộ tờ khai hải quan, sau đó chuyển cho ngân hàng để thực hiện các yêu cầu chuyển tiền.

Vợ Thắng là Nguyễn Thị Nga được giao thành lập công ty TNHH Thuận An Phát, nhằm làm khống các hợp đồng. Ngoài ra, Nga cũng được Nguyệt giao quản lý theo dõi dòng tiền và cùng với nhân viên khác ra ngân hàng làm thủ tục rút tiền. Nga còn lập sổ sách theo dõi số tiền nhận và chuyển qua ngân hàng mỗi ngày, trả công cho các nhân viên "công ty" theo chỉ đạo của Nguyệt.

Các bị can Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Văn Thực, Nguyễn Văn Việt, Nguyễn Minh Khang, Phạm Việt Hùng, Nguyễn Thị Thúy, Nguyễn Xuân Tươi, Phạm Hồng Hạo đều theo chỉ đạo của vợ chồng Nguyệt để vận chuyển, giao nhận hàng, rút tiền, nộp tiền, chuyển tiền; lập các hợp đồng kinh tế khống, ký giả chữ ký giám đốc người nước ngoài... nhằm hợp thức hóa các hồ sơ chuyển tiền.

Sau khi hợp thức được hồ sơ tạm nhập tái xuất, vợ chồng Nguyệt cùng các đồng phạm đã nhiều lần chuyển tổng số tiền hơn 30.000 tỷ đồng trái phép ra nước ngoài. Cơ quan tố tụng cáo buộc bằng những thủ đoạn trên, Nguyễn Thị Nguyệt đã thu lời bất chính gần 30,5 tỉ đồng. Quá trình điều tra, bị can khai số tiền hưởng lợi đã được chi trả cho hoạt động của các công ty, mua hàng, vận chuyển hàng hóa và chi tiêu cá nhân hết.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vụ "tuồn" 30.000 tỷ đồng ra nước ngoài: Lật tẩy thủ đoạn tinh vi của bà “trùm” tại chuyên mục Hồ sơ của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714157170 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714157170 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10