Vụ "tuồn" 30 nghìn tỷ đồng ra nước ngoài: Lộ "lỗ hổng" pháp luật

Diendandoanhnghiep.vn Trong vụ “tuồn” 30 nghìn tỷ ra nước ngoài, theo các chuyên gia, chính những lỗ hổng pháp luật, những bất cập của cơ chế giám sát đã “giúp” các đối tượng ung dung qua mặt các cơ quan chức năng…

hihihi

Tang vật của vụ án. Ảnh: CACC

Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã thông tin, Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội vừa ra cáo trạng truy tố cặp vợ chồng Nguyễn Thị Nguyệt (SN 1985) - Phạm Anh Tuấn (SN 1984, cùng trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội) cùng 11 đồng phạm trong vụ vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới, với số tiền lên đến hơn 30.000 tỷ đồng.

Đáng chú ý ở vụ án này, thủ đoạn tinh vi mà các đối tượng đã thực hiện hành vi phạm tội, đó chính là thông qua việc thanh toán các hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa qua ngân hàng để đường đường chính chính qua mặt các cơ quan chức năng.

Những đối tượng trong đường dây này rồi sẽ phải chịu những mức án thích đáng và tương xứng với hành vi phạm tội của mình trước pháp luật. Tuy nhiên, điều dư luận hết sức khó hiểu là quá trình vận chuyển một khối lượng tiền “khủng” như vậy lại có thể dễ dàng “qua mặt” các cơ quan chức năng trong suốt thời gian dài?

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp liên quan đến vấn đề này, luật sư Nguyễn Trọng Hiệp – Giám đốc Công ty Luật HPVN cho rằng, pháp luật vẫn đang tồn tại không ít những lỗ hổng, những bất cập của cơ chế giám sát, kiểm tra… chính những điều này vô tình đã “giúp” các đối tượng lợi dụng để qua mặt các cơ quan chức năng, ung dung chuyển tiền ra nước ngoài thông qua kênh chính thống là các ngân hàng, tổ chức tín dụng.

Theo luật sư Hiệp, khoản 6 Điều 4 Pháp lệnh Ngoại hối 2005 (sửa đổi, bổ sung 2013) quy định về thanh toán và chuyển tiền đối với các giao dịch vãng lai (chuyển tiền một chiều ra nước ngoài) bao gồm: Các khoản thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ; Các khoản thanh toán và chuyển tiền liên quan đến tín dụng thương mại và vay ngân hàng ngắn hạn; Các khoản thanh toán và chuyển tiền liên quan đến thu nhập từ đầu tư trực tiếp và gián tiếp…

Bên cạnh đó, Điều 4 Nghị định số 70/2014/NĐ-CP ngày 17/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối, nguyên tắc tự do hóa đối với giao dịch vãng lai: Người cư trú, người không cư trú được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ các nhu cầu thanh toán và chuyển tiền đối với giao dịch vãng lai. Đồng thời phải có trách nhiệm xuất trình các chứng từ theo quy định của tổ chức tín dụng khi mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ các giao dịch vãng lai và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các loại giấy tờ, chứng từ đã xuất trình cho tổ chức tín dụng được phép. Và không phải xuất trình các chứng từ liên quan đến việc xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế với Nhà nước Việt Nam.

Điều 16 Nghị định số 70/2014/NĐ-CP quy định về việc kiểm tra chứng từ như sau: “Tổ chức tín dụng được phép và tổ chức khác được phép hoạt động ngoại hối khi thực hiện các giao dịch ngoại hối cho khách hàng có trách nhiệm xem xét, kiểm tra, lưu giữ các giấy tờ và các chứng từ phù hợp với các giao dịch thực tế để đảm bảo việc cung ứng các dịch vụ ngoại hối được thực hiện đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật”.

“Đọc những quy định pháp luật này tưởng chừng như khá đầy đủ và chặt chẽ trong việc kiểm soát thanh toán các giao dịch thương mại quốc tế giữa cá nhân, tổ chức trong nước với đối tác nước ngoài. Tuy nhiên, qui định lại hở, có khoảng trống để các đối tượng lợi dụng để qua mặt các cơ quan chức năng, ung dung chuyển tiền ra nước ngoài một cách hợp pháp”, luật sư Nguyễn Trọng Hiệp nói.

>>Vụ "tuồn" 30 nghìn tỷ đồng ra nước ngoài: Các cán bộ hải quan “tiếp tay” thế nào?

Luật sư Nguyễn Trọng Hiệp – Giám đốc Công ty Luật HPVN. Ảnh: Nguyễn Giang

Luật sư Nguyễn Trọng Hiệp – Giám đốc Công ty Luật HPVN. Ảnh: Nguyễn Giang

Cụ thể theo Giám đốc Công ty Luật HPVN phân tích, về quy định cá nhân, tổ chức tự do được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ các nhu cầu thanh toán và chuyển tiền đối với giao dịch vãng lai và chỉ phải xuất trình các chứng từ theo quy định của tổ chức tín dụng; tự chịu trách nhiệm về tính xác thực của các loại giấy tờ, chứng từ đã xuất trình; không phải xuất trình các chứng từ liên quan đến việc xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế với Nhà nước Việt Nam: qui định này cho thấy cơ chế giám sát các giao dịch còn không ít lỏng lẻo, chủ yếu phụ thuộc vào sự trung thực, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân mà thiếu vắng quy định cụ thể về kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước trong các giao dịch này.

Cùng với việc kiểm soát tính xác thực của chứng từ phù hợp với các giao dịch tại một số ngân hàng, tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại tệ cũng chưa thực sự chặt chẽ dẫn đến tình trạng các đối tượng làm giả hồ sơ xuất nhập khẩu, nâng khống, giá trị hàng hoá thương mại trong các hồ sơ thanh toán và dễ dàng trực tiếp chuyển trái phép tiền, ngoại tệ ra nước ngoài.

Điều này cũng đã từng được chuyên gia phân tích và chỉ ra trong nhiều vụ án vận chuyển trái phép tiền, ngoại tệ ra nước ngoài trước đây như trong vụ vận chuyển trái phép gần 2.300 tỷ đồng qua biên giới của Nguyễn Văn Ất, Nguyễn Mạnh Dũng cùng hai tay chân bị Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đưa ra xét xử hồi năm 2019. Cũng bằng thủ đoạn lợi dụng sự kiểm soát đang còn rất lỏng lẻo của ngân hàng để làm giả hồ sơ thương mại, xuất nhập khẩu làm căn cứ thực hiện đủ các giấy tờ như giấy đề nghị mở tài khoản, giấy ủy quyền, lệnh chuyển tiền, giấy đề nghị bán ngoại tệ, lệnh chuyển tiền, yêu cầu chuyển tiền, phụ lục hợp đồng… phục vụ cho việc chuyển trái phép tiền, ngoại tệ ra nước ngoài tại các ngân hàng.

“Tương tự trong vụ án này, “bà trùm” Nguyễn Thị Nguyệt và các đồng phạm đã sử dụng các hợp đồng thương mại khống để làm thủ tục thanh toán quốc tế và vận chuyển trót lọt hơn 30.000 tỷ ra nước ngoài trong suốt thời gian dài mà không bị phát hiện” – Luật sư Nguyễn Trọng Hiệp phân tích.

Còn nữa…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vụ "tuồn" 30 nghìn tỷ đồng ra nước ngoài: Lộ "lỗ hổng" pháp luật tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1715166137 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1715166137 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10