[BÀI TOÁN NHÂN SỰ HẬU COVID-19] Vực dậy nền kinh tế nhìn từ tinh thần ngày Quốc tế Lao động

Diendandoanhnghiep.vn Lễ kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5 thực sự là ngày hội của công nhân, viên chức, lao động, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của người lao động.

Và năm nay nó còn đặc biệt hơn khi cả nước cùng bước vào hai cuộc chiến: Vừa chống dịch COVID-19  vừa chống suy thoái kinh tế; nên đòi hỏi đội ngũ công nhân, người lao động phát huy tối đa tinh thần của ngày Quốc tế Lao động để sát cánh cùng cộng đồng doanh nghiệp, Chính phủ bước qua khó khăn, sớm vực dậy nền kinh tế.

Kinh tế đình trệ vì dịch

Kể từ khi xuất hiện dịch cúm Vũ Hán (tên gọi đầu tiên của đại dịch COVID-19), không riêng nước ta, mà cả thế giới gồng mình chống dịch với mục tiêu chung là cứu mạng sống con người. Đi liền, gắn liền, đi song song với cuộc chiến cứu mạng sống, cả thế giới cũng gồng mình cứu cuộc sống của con người, bởi chết bệnh hay chết đói cũng đều là chết cả.

Điều hết sức lo lắng là cho đến nay trên thế giới, cũng như ở nước ta chưa một ai có thể dự đoán được khi nào thì số người lây nhiễm, số người chết vì COVID-19 trên toàn cầu đạt đỉnh. Và người đứng đầu các Chính phủ đều hết sức “đau đầu” là làm sao chung sống với đại dịch COVID-19 với thiệt hại kinh tế thấp nhất.

Nếu như các cuộc khủng hoảng trước đây thường gây thiệt hại từng mặt, từng lĩnh vực, thì đại dịch COVID-19 giáng đòn chí mạng vào các động lực tăng trưởng kinh tế, gây tê liệt hoạt động kinh tế (số doanh nghiệp tạm dừng hoạt động có thời hạn, tạm dừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể tăng vọt; Số doanh nghiệp sản xuất cầm chừng tăng đột biến; rủi ro nợ xấu…).

Một con số thống kê cho thấy, trong 3 tháng đầu năm, cả nước đã có tới gần 35 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường - con số kỷ lục từ trước đến nay. Và lần đầu tiên sau hàng thập kỷ, số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường lớn hơn số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới.

Kết quả khảo sát của VCCI được triển khai cuối tháng 3 đầu tháng 4, nếu tình hình dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, có tới gần 30% số doanh nghiệp chỉ có thể duy trì hoạt động được không quá 3 tháng, 50% doanh nghiệp chỉ trụ được nửa năm. Trên 75% số doanh nghiệp báo sẽ phải thu hẹp quy mô lao động và có tới gần 10% số doanh nghiệp phải giảm quy mô lao động tới 50% so với hiện nay. Chỉ có chưa đầy 1% số doanh nghiệp gia tăng lao động.

Sứ mệnh của giai cấp công nhân

Dĩ nhiên, cuộc chiến kinh tế để chống suy giảm chắc chắn sẽ kéo dài hơn cuộc chiến đẩy lùi dịch bệnh. Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ. Nhưng việc thực thi của các bộ ngành và địa phương còn chậm và những nỗ lực của chúng ta mới chỉ ở bước khởi đầu.

Tuy vậy, cần phải nhớ, trong mỗi thời kỳ phát triển của đất nước, giai cấp công nhân Việt Nam cũng luôn đóng vai trò quan trọng trong chiến đấu, xây dựng, kiến thiết đất nước.

Theo con số của Tổng cục Thống kê, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2019 ước tính đạt 55,8 triệu người, tăng 417,1 nghìn người so với năm 2018. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động đã qua đào tạo từ trình độ “sơ cấp” trở lên năm 2019 ước tính là 12,7 triệu người, chiếm 22,8% lực lượng lao động trong độ tuổi của cả nước.

Mà truyền thống tốt đẹp của giai cấp công nhân Việt Nam đã được tôi luyện trong chặng đường lịch sử, trong tư thế người làm chủ đất nước độc lập, tự do và dân chủ hôm nay, giai cấp công nhân Việt Nam sát cánh với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng ra sức phấn đấu, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, không ngừng vươn lên làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình.

Thực tế, dưới sự lãnh đạo của Đảng, giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc Việt Nam đoàn kết, chung sức đồng lòng đưa hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, chống thực Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược đi đến thắng lợi hoàn toàn vào năm 1975, thu non sông về một mối, đưa cả nước đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội.

Hiện tại, Việt Nam đang làm tốt công tác phòng chống dịch và được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Có sẵn lợi thế về địa kinh tế, địa chính trị, có quy mô thị trường và nguồn lực. Nhưng để tận dụng tốt cơ hội này, Việt Nam đang đứng trước yêu cầu nâng cao chất lượng thể chế, nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng để đón nhận dòng vốn đầu tư mới.

Thế nên, nếu nói chống dịch như chống giặc thì trong cuộc chiến chống suy thoái và duy trì tăng trưởng cũng cần phải khẩn trương quyết liệt và có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của toàn dân với tinh thần đoàn kết, bất diệt trong lao động sản xuất.

Trong đó, bên cạnh đội ngũ công nhân- người lao động dồi dào kia thì lực lượng chủ công giữ vai trò duy trì sản xuất kinh doanh trong đại dịch và tái cấu trúc để phục hồi và phát triển sau đại dịch chính là đội ngũ doanh nhân – những vị thuyền trưởng đang đứng mũi chịu sào gần 800 nghìn doanh nghiệp và trên 5 triệu hộ kinh doanh trong cả nước.

Còn nhớ, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đọc lời kêu gọi: “Cùng đồng bào toàn quốc! Cùng anh chị em lao động! Ngày 1 tháng 5 là một ngày Tết chung cho cả các nước trên thế giới. Đó là một ý nghĩa đoàn kết rất sâu xa. Ở nước ta, lần này là lần đầu tiên đồng bào ta, anh chị em lao động ta được tự do đón tiếp ngày 1 tháng 5. Vậy nên nó có ý nghĩa đặc biệt sâu xa hơn nữa. Đối với chúng ta nó là một ngày để cho thế giới biết rằng: ngày này chẳng những là ngày Tết lao động, mà còn là ngày nhân dân đoàn kết. Đoàn kết để giữ vững tự do dân chủ. Đoàn kết để kiến thiết nước nhà. Đoàn kết để xây dựng một đời sống mới”.

Vậy nên, hơn bất kỳ lúc nào, trong lúc đất nước đã và đang trải qua những ngày gian khó, với tinh thần truyền thống của ngày Quốc tế lao động, nó đòi hỏi đội ngũ công nhân, người lao động phát huy tối đa tinh thần bất diệt để sát cánh cùng cộng đồng doanh nghiệp, Chính phủ bước qua khó khăn, sớm vực dậy nền kinh tế sau đại dịch.

Qua đó hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình là phấn đấu đưa nước ta từ một nước nông nghiệp sớm trở thành một nước công nghiệp đúng như mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra nhằm đưa đất nước phát triển lên một tầm cao mới.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết [BÀI TOÁN NHÂN SỰ HẬU COVID-19] Vực dậy nền kinh tế nhìn từ tinh thần ngày Quốc tế Lao động tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1715127352 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1715127352 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10