“Vương quốc Poyais” - Phi vụ chấn động lịch sử (phần 1)

Diendandoanhnghiep.vn Những năm 1820, “Nam Mỹ” là một cụm từ cực kỳ hấp dẫn. Nước Anh lúc đó đang bơi trong tiền mặt và đầy tràn sự lạc quan. Nắm bắt cơ hội, một kế hoạch vô cùng tinh vi được vạch ra.

 >>S.Tix và chuyện nhà sáng lập lừa đảo

 

Ngày 20 tháng 3 năm 1823, sau 2 tháng mệt mỏi trên thuyền buồm băng qua Đại Tây Dương, 200 hành khách háo hức tập trung trên boong để được tận mắt chiêm ngưỡng đất nước Poyais - “miền đất hứa” mà họ đã bỏ ra rất nhiều tiền để được định cư ở đây.
Đập vào mắt họ là khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp: mặt trời lấp lánh trên những đầm phá màu xanh lam, những cây gỗ gụ rủ trên bãi cát…
Những người đến đây, có cả những bác sĩ và luật sư, đã dùng phần lớn gia tài của mình để đổi lấy hợp đồng lao động với chính phủ Poyais và cơ hội để trở thành tầng lớp thượng lưu mới ở vùng Caribe đầy hứa hẹn này.
Vô số quảng cáo của Polayis được lan truyền trên khắp nước Anh đã vẽ nên khung cảnh của vùng đất màu mỡ với mỏ vàng tiềm năng, những dòng suối nhiều cá và những khu rừng tràn ngập hươu nai.
Nhưng chẳng bao lâu sau, 200 “công dân Poyais” đã phát hiện ra rằng đây không phải là một quốc gia, mà là một vụ lừa đảo khủng khiếp nhất tầm cỡ lịch sử. Và tác giả của phi vụ này là Gregor MacGregor.
Gregor MacGregor  
là ai?

 

Sinh ra năm 1786 trong một gia đình khá giả ở Scotland, MacGregor đã được nếm trải cuộc sống giàu có và theo học ở các trường hàng đầu thời bấy giờ. Năm 16 tuổi, ông gia nhập quân đội Anh - nơi mà các chàng trai trẻ tìm kiếm địa vị và danh vọng. Nhưng thành công thật sự của MacGregor lại là chinh phục được trái tim của Maria Bowater - con gái của đô đốc hải quân có danh vọng cao nhất trong xã hội nước Anh vào thời điểm đó.
Nhờ sự giàu có và uy tín của gia đình Bowater, cuộc sống quân đội của MacGregor trở nên dễ dàng. MacGregor bỏ ra 900 bảng Anh (tương đương giá trị của 72 nghìn bảng Anh ngày nay) để mua chức đội trưởng trung đoàn và đang trên đường tiến tới chức tướng quân - thứ hạng cao nhất trong quân đội. Nhưng tiền không thể giúp MacGregor có đủ năng lực tồn tại trên vị trí của mình. Sau cuộc ẩu đả với một sĩ quan cấp trên, ông buộc phải từ chức.
Năm 1811, khi vợ qua đời, MacGregor đã mất đi nguồn hỗ trợ tài chính từ bố mẹ vợ. Không có hậu thuẫn mạnh mẽ, ông không thể gia nhập vào giới thượng lưu nước Anh.
Tuy nhiên, sau vài năm với tư cách là nhà lãnh đạo đột xuất của cuộc cách mạng chống lại Tân Ban Nha của Venezuela, MacGregor trở về Anh năm 1821 và giành được sự tín nhiệm nhờ có mối quan hệ với chính trị gia nổi tiếng Francisco de Miranda (mặc dù MacGregor đã đào ngũ trong 2 trận chiến then chốt của cuộc cách mạng này).
Điều đó đã giúp MacGregor tìm được một đối tượng kết hôn mới - em họ của nhà cách mạng nổi tiếng Simón Bolívar. Hai người nhanh chóng trở thành một cặp đôi quyền lực và thường xuyên được thị trưởng Luân Đôn đón tiếp và mời dùng bữa.
Nhưng không phải ai cũng bị lừa gạt vì vẻ ngoài của MacGroger.
Năm 1820, Michael Rafter - sĩ quan trong quân đội MacGroger ở Venezuela - đã xuất bản một cuốn sách dày 418 trang trình bày chi tiết những rủi ro trong quân đội của MacGroger ở Venezuela để để cảnh báo về MacGroger. Michael viết: “Bất kì ai cũng có thể bị lôi kéo tham gia những dự án vô vọng của anh ta - những thứ điên rồ mà bản chất con người dù có sa ngã đến đâu cũng không thể làm được”.
Nhưng Michael không hay biết, MacGregor sau đó đã có một mánh khóe xảo quyệt, một cú lừa gây chấn động cả lịch sử nước Anh.
Thị trường “ảo tưởng”  
đầu thế kỉ 19

 

Vào đầu những năm 1820, “Nam Mỹ” trở thành cụm từ thu hút nhất đối với các nhà đầu tư ở Anh. Nước Anh lúc đó đang bơi trong tiền mặt và tràn đầy sự lạc quan sau khi kết thúc cuộc chiến Napoleon.
Nhưng lúc này, khi không còn chiến tranh để tài trợ nữa và lãi suất chứng khoán đang sụt giảm, các nhà đầu tư đang cố tìm mục tiêu mạnh mẽ và đầy rủi ro hơn. Nam Mỹ - khu vực Mỹ Latin ngày nay - là một thị trường đầy hấp dẫn.
Một số quốc gia đã giành được độc lập từ Tây Ban Nha đang rải trái phiếu để tài trợ cho chính phủ mới thành lập của mình. Các quốc gia như Colombia và Chile đã bán trái phiếu với tổng trị giá tương đương với 100 - 200 triệu bảng Anh ngày nay với lợi nhuận hứa hẹn 6% từ các ngành nông nghiệp và khai thác khoáng sản do nhà nước quản lí.
Vì vậy, cơn sốt Nam Mỹ đã nổi lên: các nhà đầu tư thổi phồng giá trị của trái phiếu và tạo ra một thị trường chứng khoán bùng nổ dữ dội, mặc dù họ không hề biết về hoạt động của những quốc gia này.
Nắm bắt lấy cơ hội này, MacGregor đã tạo ra một kế hoạch vô cùng tinh vi…
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Vương quốc Poyais” - Phi vụ chấn động lịch sử (phần 1) tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714940920 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714940920 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10