WeChat – “giọt nước tràn ly” trong cuộc chiến công nghệ Mỹ-Trung?

NGUYỄN CHUẨN 12/08/2020 05:46

Giới quan sát vẫn chưa nhìn thấy một “phản ứng mạnh mẽ” từ Trung Quốc sau “sự kiện WeChat”. Tuy nhiên, có vẻ nó sẽ đến nhanh khi mà nước Mỹ và Donald Trump đã chạm tới “điểm tới hạn” của Bắc Kinh.

Vốn dĩ người Trung Quốc thường tự khuyên mình phải biết “nhẫn” khi thời cơ chưa đến. Chữ Nhẫn trong tiếng Hán được ghép từ hai chữ: Đao ở trên và Tâm ở dưới. Tâm mà không chịu nằm yên thì Đao sẽ cắm xuống bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, nếu tự mình mà nhẫn nhịn được thì đao kề cổ vẫn bình yên vô sự.

Hết Huawei rồi đến ZTE, Hikvision… liên tục bị chính quyền Trump đàn áp và cấm đoán. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn nhẫn nhịn, sự nhẫn nhịn dường như đã được họ rèn luyện từ bao đời. Nhưng rồi đến TikTok và gần đây nhất là WeChat, có thể “sự gây hấn” của chính quyền Donald Trump đã chạm đến “điểm tới hạn” của Bắc Kinh.

Huawei bị cấm tại Mỹ sau những cáo buộc ăn cắp công nghệ. Ảnh Reuters.

Huawei bị cấm tại Mỹ sau những cáo buộc ăn cắp công nghệ. Ảnh Reuters.

Có một câu hỏi lớn đặt ra là, chính quyền Trump dự định sẽ đi xa đến mức nào trong cuộc chiến “hạ nhục nghiêm trọng”, sử dụng ngôn từ “xúc phạm sâu sắc” và thêm vào đó những “thách thức công khai” với Bắc Kinh như lời tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc nhận định?

Và với Trung Quốc, sau sự can thiệp “thô bạo” về mặt chính trị, kinh tế, công nghệ của Mỹ thì chính quyền Bắc Kinh có thể đáp trả bằng những cảnh báo và những hành động ăn miếng trả miếng bằng một cuộc chiến toàn diện với Washington?

Có thể mọi thứ còn chưa sáng tỏ nhưng có thể thấy một điều, Bắc Kinh dường như đã đi tới giới hạn cuối trong sự nhẫn nhịn với Donald Trump!

WeChat là mục tiêu mới nhất trong cuộc chiến công nghệ đang leo thang của Donald Trump với Trung Quốc. Ứng dụng này sẽ bị cấm ở Mỹ trong khoảng thời gian 45 ngày tới theo một yêu cầu từ sắc lệnh điều hành được ký vào thứ năm tuần trước của Donald Trump. 

Tin tức này đã gây chấn động cho người Mỹ gốc Hoa và bất kỳ ai có mối quan hệ với Trung Quốc, những người dựa vào ứng dụng này như một cách chính để giữ liên lạc với gia đình và bạn bè ở đó.

WeChat, còn được gọi là Weixin ở Trung Quốc, có các chức năng tương tự như Facebook, LinkedIn, Uber, Instagram và một số ứng dụng khác, tất cả đều tích hợp trong cùng một ứng dụng Wechat. Đối với nhiều người Trung Quốc, WeChat là một phần không thể thiếu để kết nối với thế giới.

"Mọi người ở Trung Quốc đều sử dụng WeChat. Thật khó để đánh giá tầm quan trọng của WeChat với việc tiếp cận mọi người ở Trung Quốc", Willy Shih, giáo sư tại Trường Kinh doanh Harvard chuyên về công nghệ và quản lý cho biết. 

Ứng dụng này cực kỳ phổ biến, đặc biệt là ở các thế hệ di dân lớn tuổi đã rời Trung Quốc nhiều thập kỷ trước nhưng vẫn muốn duy trì kết nối với Trung Quốc đại lục. Và trong thời kỳ đại dịch, khi việc đi lại giữa Mỹ và Trung Quốc rất phức tạp, tốn kém và phải mất thêm thời gian kiểm dịch, nhiều người phải ở lại và WeChat càng trở nên cần thiết hơn.

WeChat, còn được gọi là Weixin ở Trung Quốc, có các chức năng tương tự như Facebook, LinkedIn, Uber, Instagram và một số ứng dụng khác sẽ bị cấm tại Mỹ trong vòng 45 ngày tới.

WeChat, còn được gọi là Weixin ở Trung Quốc, có các chức năng tương tự như Facebook, LinkedIn, Uber, Instagram và một số ứng dụng khác sẽ bị cấm tại Mỹ trong vòng 45 ngày tới.

Hậu quả càng khó lường với Tencent hơn nữa khi mà việc cấm WeChat có thể sẽ liên quan trực tiếp đến việc vận hành hoạt động của tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc này. Trên thực tế, Tencent hiện đang là một trong những công ty công nghệ lớn nhất thế giới. Theo thống kê, công ty này hiện giữ phần lớn cổ phần của Ubisoft, Blizzard, Epic Games, Riot Games, và một số hãng game lớn khác.

Về mặt cơ bản, Tencent hiện đang có mặt ở khắp các mảng miếng công nghệ gaming trên thế giới. Vì thế, một khi WeChat và Tencent bị “cấm cửa” và các đối tác của họ bị buộc phải lựa chọn 1 bên, hậu quả có thể sẽ lớn hơn cả những gì mà Nhà Trắng đã dự kiến.

Mặc dù rất khó để thống kê một cách chính xác mức độ ảnh hưởng khi WeChat dính vào lệnh cấm. Tuy nhiên, khi xét về quy mô của những khoản đầu tư của Tencent, cụ thể là trong mảng gaming, thì chúng ta có thể thấy tình hình có khả năng trở nên tồi tệ đến mức nào. Hiện tại, Tencent sở hữu 100% Riot Games – nhà phát triển Liên Minh Huyền Thoại, Valorant. Bên cạnh đó là số lượng cổ phần không nhỏ ở một loạt các nhà phát triển game hàng đầu thế giới như là: Epic Games, Supercell – studio, Blizzard, Ubisoft và PlatinumGames…

Chỉ đơn cử trong mảng gaming thì mức độ ảnh hưởng của lệnh cấm kia là rất đáng quan ngại. Nếu các ngân hàng ngưng thanh toán các khoản tiền cho Tencent thì các công ty như Riot và Supercell sẽ bị tác động tiêu cực ngay lập tức và những game như Liên Minh Huyền Thoại và Clash of Clans có thể phải đối mặt với những vấn đề lớn trong khâu vận hành.

Tencent của Pony Ma Huateng có thể sẽ gặp những sự cố nghiêm trọng khi bị cấm tại Mỹ.

Tencent của Pony Ma Huateng có thể sẽ gặp những sự cố nghiêm trọng khi bị cấm tại Mỹ.

Tuy nhiên, bất kể hậu quả nhãn tiền từ các công ty Mỹ và hàng triệu người trong cộng đồng người Trung Quốc tại Mỹ bàn luận về việc cấm Wechat của chính phủ Mỹ. Donald Trump đã viết trong sắc lệnh hành pháp của mình: "Giống như TikTok, WeChat tự động thu thập rất nhiều thông tin từ người dùng. Việc thu thập dữ liệu này đe dọa nền an ninh quốc gia và cho phép Trung Quốc truy cập vào thông tin cá nhân độc quyền của người Mỹ".

Và tất nhiên, Trung Quốc sẽ không ngồi yên khi mà tham vọng “bá chủ” công nghệ toàn cầu đang bị thách thức nghiêm trọng. Ngoài việc “khẩu chiến” khi tuyên bố, Mỹ đang "bắt nạt" các công ty công nghệ Trung Quốc bằng một "tầm nhìn hạn hẹp" thì Bắc Kinh tiếp tục cao giọng rằng, các công ty Trung Quốc không còn lựa chọn nào khác ngoài việc “chiến đấu tới chết”. Trong thời gian tới, nhiều khả năng chính quyền Bắc Kinh có thể sẽ đưa Apple vào danh sách các thực thể không tin cậy giống như cách Mỹ đã làm với Huawei trước đó.

Tuy nhiên, khi sự việc nằm trong những tính toán chính trị của Donald Trump trong cuộc tấn công công nghệ vào Trung Quốc thì “bất tiện” hay “thiệt hại” hay gì đi chăng nữa cũng phải ưu tiên cho vấn đề “Nước Mỹ là trên hết” từ vị Tổng thống đặc biệt cá tính này.

Có thể bạn quan tâm

  • Ma Huateng đã xây dựng nên Tencent, Wechat như thế nào?

    Ma Huateng đã xây dựng nên Tencent, Wechat như thế nào?

    01:38, 14/06/2020

  • Cuộc

    Cuộc "thanh trừng" của Donald Trump...

    05:22, 08/08/2020

  • Chủ tịch Bkav, STI nói về việc Mỹ cấm TikTok, WeChat

    Chủ tịch Bkav, STI nói về việc Mỹ cấm TikTok, WeChat

    13:19, 11/08/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
WeChat – “giọt nước tràn ly” trong cuộc chiến công nghệ Mỹ-Trung?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO