WEF DAVOS 2022: Quan ngại nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu

Diendandoanhnghiep.vn Chiến sự Nga- Ukraine và các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây đã và đang đe dọa một phần lớn lúa mì và ngũ cốc, có nguy cơ dẫn tới cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.

 WEF DAVOS 2022: Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để thu hẹp khoảng cách số

Bộ trưởng Tài chính Ả Rập

Bộ trưởng Tài chính Ả Rập Xê út Mohammed al-Jadaan (Ảnh: Bloomberg).

Một số quốc gia đang lên tiếng báo động về nguy cơ xảy ra cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu do chiến sự Nga- Ukraine. Bởi vì Nga và Ukraine đều là những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới.

Trả lời CNBC tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos, Thụy Sĩ, Bộ trưởng Tài chính Ả Rập Xê út Mohammed al-Jadaan cho rằng thế giới đang không coi trọng vấn đề này.

“Tôi nghĩ đây là một vấn đề rất nghiêm trọng. Cuộc khủng hoảng lương thực là có thật. Tôi nghĩ rằng nó vẫn còn bị đánh giá thấp bởi cộng đồng thế giới. Cuộc khủng hoảng này sẽ gây ra rất nhiều vấn đề, không chỉ ở khu vực MENA (Trung Đông và Bắc Phi), mà còn trên toàn thế giới”, Bộ trưởng Tài chính Ả Rập Xê út nói.

Bộ trưởng tài chính Ả Rập Xê út nói thêm: “Khu vực MENA rất dễ bị tổn thương. Nơi đây nhập khẩu rất nhiều thực phẩm, dân số khu vực này chiếm 26% dân số trên thế giới.”

Hiện cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine hiện đang đe dọa một phần lớn lúa mì và ngũ cốc mà các nước ở Trung Đông và châu Phi đang có nhu cầu tiêu thụ. Cùng với nhau, Nga và Ukraine chiếm khoảng 1/3 lượng lúa mì xuất khẩu toàn cầu của thế giới, gần 20% lượng ngô và 80% lượng dầu hướng dương và họ cung cấp phần lớn nguồn cung này cho khu vực MENA.

WEF DAVOS 2022: Nhiều vấn đề hóc búa cần có lời giải

Xung đột Nga - Ukraine đang ảnh hưởng đến nguồn cung lương thực trên thế giới/

Xung đột Nga - Ukraine đang ảnh hưởng đến nguồn cung lương thực trên thế giới.

Trước xung đột Nga- Ukraine, hơn 95% tổng kim ngạch xuất khẩu ngũ cốc, lúa mì và ngô của Ukraine được vận chuyển qua Biển Đen, và một nửa trong số đó xuất khẩu đến các nước MENA. Đường dẫn quan trọng đó hiện đã bị đóng cửa, làm tắc nghẽn giao thương hàng hải của Ukraine sau khi các cảng của nước này bị quân đội Nga tấn công.

Điều đó đã làm gia tăng lạm phát, ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người, đặc biệt là những người ở các khu vực nghèo và vốn đã phải đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và triển vọng kinh tế ngày càng xấu đi.

Cuối tháng 3/2022, Ả Rập Xê út đã cam kết hỗ trợ kinh tế 15 tỷ USD cho Ai Cập, quốc gia đông dân nhất Trung Đông, khi nền kinh tế của nước này bị ảnh hưởng nặng nề bởi giá ngũ cốc cao kỷ lục do hậu quả của chiến sự Nga- Ukraine. Ai Cập cũng đang tìm kiếm sự giúp đỡ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để hỗ trợ nền kinh tế suy yếu của mình.

Riêng Ai Cập đang nhập khẩu 80% lúa mì từ Ukraine và Nga. Lebanon, vốn đã chìm trong khủng hoảng nợ và lạm phát nhiều năm, nhập khẩu 60% lúa mì từ Nga và Ukraine... Tình trạng mất an ninh lương thực trong khu vực MENA thường gắn liền với bất ổn chính trị, bạo loạn và bạo lực.    

Ông Mohammed al-Jadaan nói: "Chúng ta cần phải hết sức thận trọng về những gì đang xảy ra trong khu vực. Chúng tôi sẽ cung cấp hỗ trợ cần thiết nhất có thể cho một số nước trong khu vực. Tuy nhiên, đây là một vấn đề toàn cầu nên chúng ta cần hợp tác để đưa ra giải pháp”.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết WEF DAVOS 2022: Quan ngại nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713243365 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713243365 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10