Xã hội hóa đầu tư hạ tầng cảng hàng không: ACV vẫn phải... “cầm trịch”

Diendandoanhnghiep.vn TS Nguyễn Hoàng Hiệp cho rằng, việc xã hội hóa là cần thiết nhưng phải hợp tác với TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) để đảm bảo về an ninh quốc phòng.

LTS: Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Bộ Giao thông - Vận tải khẩn trương rà soát, hoàn thiện các nội dung của Đề án định hướng huy động nguồn vốn xã hội đầu tư kết cấu hạ tầng cảng hàng không.

- Mới đây, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Bộ Giao thông vận tải khẩn trương rà soát, hoàn thiện các nội dung của Đề án định hướng huy động nguồn vốn xã hội đầu tư kết cấu hạ tầng cảng hàng không. Quan điểm của ông về việc này như thế nào?

Theo tôi, việc xã hội hóa hạ tầng sân bay là cần thiết. Năm 2020, Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư số 64/2020/QH14 có những quy định hết sức rõ ràng về vấn đề này. Nhưng phải hợp tác với ACV, để ACV nắm quyền kiểm soát và quan trọng nhất là đảm bảo được vấn đề về an ninh quốc phòng. Tôi cho rằng, giao cho ACV nắm về an ninh quốc phòng trong các sân bay hiện nay là rất hợp lý.

Riêng dự án sân bay quốc tế Long Thành, theo tôi được biết thì Chính phủ đã quyết định chia ra nhiều hạng mục và giao cho từng đơn vị cụ thể phụ trách. Khi đó, Bộ GTVT không giao hoàn toàn giao các hạng mục này cho ACV mà sẽ phân chia ra cho các đơn vị khác thực hiện.

Đối với các sân bay khác, theo Nghị định số 05/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay thì ACV được giao toàn quyền. Tuy nhiên, cũng tùy theo sân bay, ví dụ sân bay Vân Đồn do SunGroup đầu tư 100%, sân bay Quảng Trị giao cho T&T, hay như sân bay Lào Cai cũng đang mời gọi đầu tư… 

 Thu hút nguồn vốn xã hội hóa vào phát triển hàng không là lĩnh vực mới, phức tạp liên quan đến nhiều vấn đề cần được giải quyết.

Thu hút nguồn vốn xã hội hóa vào phát triển hàng không là lĩnh vực mới, phức tạp liên quan đến nhiều vấn đề cần được giải quyết.

- Theo ông, nhà đầu tư tư nhân có thể tham gia đầu tư vào các hạng mục nào và giải pháp nào để huy động nguồn lực xã hội hóa hiệu quả?

Nhà đầu tư tư nhân có thể tham gia đầu tư như: cung cấp xăng dầu, kho hàng hóa, kho phát triển nhanh, kinh doanh mặt bằng trong sân bay...

Khi đó, vốn đầu tư cho các hạng mục này, nhà đầu tư sẽ phải có bổn phận chia sẻ. Chủ đầu tư đại diện cho Nhà nước, mà cụ thể là ACV sẽ không phải bỏ vốn ra để đầu tư những hạng mục này. Tôi ví dụ, nếu như ACV trực tiếp làm một hạng mục nào đó mà không phải thế mạnh chuyên môn của họ thì sẽ chỉ lãi được 10 đồng. Nhưng nếu giao cho một nhà đầu tư tư nhân làm với đúng chuyên môn thì có thể thu về 30 đồng lời, nếu chia theo tỷ lệ thì họ cũng được hơn 10 đồng và ACV cũng được hơn 10 đồng. Điều này rõ ràng là có lợi cho cả hai bên.

Cũng có thể để nhà đầu tư tư nhân bỏ vốn đầu tư các hạng mục thuộc trách nhiệm của ACV rồi cho ACV thuê lại và thu phí trong suốt vòng đời dự án theo hợp đồng đối tác công-tư (BOT)… Tất nhiên là các hạng mục này đều phải được đấu thầu rộng rãi, minh bạch để tìm được nhà đầu tư có năng lực nhất, chi phí hợp lý nhất.

Riêng đối với dự án sân bay quốc tế Long Thành, hiện nay nguồn vốn đầu tư cho dự án này cũng đã rất ổn, nhiều ngân hàng đã cho ACV vay vốn để thực hiện. Do đó, việc thiếu hụt vốn cho sân bay Long Thành cũng không lớn. Tuy nhiên, nếu có huy động xã hội hóa, theo tôi vẫn phải xã hội hóa nằm dưới ACV, tức là ACV vẫn phải nắm quyền kiểm soát, tránh các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư ở hạng mục trọng yếu.

Trong trường hợp ACV bị khó khăn về vốn thì phải thực hiện giải pháp là chia nhỏ các hạng mục để đấu thầu, nhưng ACV vẫn phải làm chủ bởi hiện nay hơn 90% vốn tại ACV là thuộc về Nhà nước thì sẽ không sợ tư nhân vào để phân chia lợi nhuận. Do đó, nguồn lợi vẫn thuộc về ACV và dòng tiền vẫn chảy về với Nhà nước.

- Ông đánh giá như thế nào về sự quan tâm của nhà đầu tư trong nước cũng như nhà đầu tư quốc tế về dự án sân bay Long Thành?

Tôi cho rằng, dự án sân bay nào cũng đang rất thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, như tôi đã nói, đối với sân bay, chúng ta không nên kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài, bởi phải đảm bảo về an ninh quốc phòng. Chúng ta có thể thực hiện xã hội hóa, nhưng nên để các nhà đầu tư tư nhân trong nước thực hiện.

Chúng ta phân biệt rõ, xã hội hóa là cần tiền để đầu tư hay cần kinh nghiệm để điều hành? Nếu cần kinh nghiệm để điều hành thì không ai có thể hơn được ACV. Nếu như chúng ta cần vốn để đầu tư thì các nhà đầu tư trong nước cũng có thể đáp ứng được. Còn nếu chúng ta cần cả hai thì ACV sẽ kết hợp với các nhà đầu tư trong nước để cùng thực hiện theo từng thế mạnh.

- Xin cảm ơn ông!

Bộ Giao thông - Vận tải đề xuất huy động nguồn vốn xã hội đầu tư toàn bộ cảng hàng không theo hình thức đối tác công tư (PPP). Theo Bộ GTVT, nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không (CHK) của Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 cần khoảng 271.364 tỉ đồng trong khi ngân sách Nhà nước chỉ đáp ứng khoảng 65,8% nhu cầu. Nguồn vốn thiếu hụt cho nhu cầu đầu tư ước tính lên tới hơn 92.800 tỉ đồng.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Xã hội hóa đầu tư hạ tầng cảng hàng không: ACV vẫn phải... “cầm trịch” tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713529102 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713529102 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10