Xã hội hóa đầu tư hạ tầng cảng hàng không: Giảm áp lực về vốn cho Nhà nước

PGS-TS Nguyễn Hồng Thái - Phó Trưởng khoa Vận tải Kinh tế, Trường Đại học GTVT 27/02/2022 04:00

Hàng không sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư tư nhân hơn với đường bộ và đường sắt bởi nhu cầu về phát triển ngày càng lớn…Tuy nhiên, việc đầu tư cần để đảm bảo nhu cầu hài hoà.

>>Xã hội hóa đầu tư hạ tầng cảng hàng không: ACV vẫn phải... “cầm trịch”

LTS: Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Bộ Giao thông - Vận tải khẩn trương rà soát, hoàn thiện các nội dung của Đề án định hướng huy động nguồn vốn xã hội đầu tư kết cấu hạ tầng cảng hàng không.

Ttheo lộ trình huy động nguồn vốn đến năm 2023, Bộ GTVT sẽ hoàn thành cơ chế, chính sách, hệ thống pháp luật về nhượng quyền đầu tư, khai thác kết cấu hạ tầng các cảng hàng không. Năm 2026, hoàn thành thí điểm nhượng quyền đầu tư, khai thác cảng hàng không quốc tế Cần Thơ.

Tại đề án, Bộ GTVT nêu rõ các bước triển khai, trong đó đầu tiên là hoàn thiện hệ thống luật pháp, cụ thể là điều chỉnh, bổ sung Luật Quản lý sử dụng tài sản công, Luật về PPP để quy định rõ hình thức đầu tư, cách thức lựa chọn nhà đầu tư nhượng quyền đầu tư, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng. Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo Tổng Công ty cảng Hàng không (ACV) thành lập công ty con quản lý CHK quốc tế Cần Thơ và thực hiện hạch toán độc lập trước khi chuyển đại diện chủ sở hữu công ty cho Bộ GTVT.

Việc huy động các nguồn lực từ các thành phần kinh tế để tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng hàng không nhằm tạo bước đột phá, thúc đẩy tốc độ phát triển và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, thúc đẩy liên kết vùng thực hiện “mục tiêu kép” là hướng đi đúng.

 CHK quốc tế Cần Thơ được yêu cầu thực hiện hạch toán độc lập trước khi chuyển đại diện chủ sở hữu công ty cho Bộ GTVT.

CHK quốc tế Cần Thơ được yêu cầu thực hiện hạch toán độc lập trước khi chuyển đại diện chủ sở hữu công ty cho Bộ GTVT.

>>Du lịch, hàng không sẽ thúc đẩy phục hồi kinh tế chung

Để quản lý và chống lãng phí tại các dự án PPP hàng không, cần phải nâng cao quản lý Nhà nước, xác định được nhu cầu đầu tư dự án với từng giai đoạn để đưa ra các tiêu chuẩn cho nhà đầu tư tham gia đấu thầu dự án. Vấn đề quan trọng nhất là nguồn vốn đầu tư, nếu các sân bay mới thì có những thuận lợi riêng vì nó đã nằm trong quy hoạch, tư nhân đầu tư, Nhà nước giám sát chất lượng, từ đó đưa ra mức phí và thời gian thu phí. Nhưng nếu cho tư nhân đầu tư vào những cơ sở hạ tầng hiện có, đây có thể ví như BOT đường bộ xây dựng trên nền đường cũ rồi thu phí. Do đó, cần phải xác định quy mô mở rộng và mức độ tham gia của tư nhân và cần phải có cơ chế “ăn chia”, cần phải xây dựng hợp đồng PPP cụ thể và chi tiết.

Có thể bạn quan tâm

  • Du lịch, hàng không sẽ thúc đẩy phục hồi kinh tế chung

    Du lịch, hàng không sẽ thúc đẩy phục hồi kinh tế chung

    17:00, 24/02/2022

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Thành lập Hội đồng thẩm định Dự án xây dựng Cảng hàng không Sa Pa

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Thành lập Hội đồng thẩm định Dự án xây dựng Cảng hàng không Sa Pa

    20:15, 23/02/2022

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Huy động nguồn vốn xã hội đầu tư hạ tầng cảng hàng không

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Huy động nguồn vốn xã hội đầu tư hạ tầng cảng hàng không

    19:14, 18/02/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Xã hội hóa đầu tư hạ tầng cảng hàng không: Giảm áp lực về vốn cho Nhà nước
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO