Loại bỏ "hạt sạn" trong văn hóa ứng xử du lịch

MINH CHÂU 16/07/2022 03:00

Mới đây, vụ xô xát giữa một nhóm thanh niên với một người nước ngoài ngay tại trung tâm Thủ đô đã khiến chúng ta cần xem xét và đặt câu hỏi cảnh báo về văn hóa ứng xử du lịch.

>>Doanh nghiệp du lịch trở lại "đường đua"

Cụ thể, theo hình ảnh clip ghi lại trên mạng xã hội cách đây vài ngày, tại một quán vỉa hè ở phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), một nhóm khoảng 3 người đàn ông đã dùng ghế nhựa, chai bia liên tục tấn công một người nước ngoài. Vị khách nước ngoài cũng xông vào đấm lại một trong số 3 người đàn ông kia trước khi rời đi. Sự việc được một người dân quay lại và đưa lên mạng xã hội. Sau vụ ẩu đả, các bên không trình báo với công an phường. Song do tính chất của sự việc liên quan đến người nước ngoài, Công an quận Hoàn Kiếm đã lập hồ sơ những người liên quan và làm rõ nguyên nhân.

Trên thực tế, sau những tháng mở cửa, Việt Nam đã có nhiều tín hiệu tích cực, bùng nổ du lịch. Song, do thời gian 2 năm đóng băng vì dịch bệnh, du lịch Việt Nam đã bộc lộ nhiều điểm yếu, nhiều "hạt sạn" cần được sớm khắc phục. Sự việc trên chính là lời cảnh báo về văn hoá ứng xử đối với du khách quốc tế đang trong giai đoạn phục hồi du lịch. 

 do thời gian 2 năm đóng băng vì dịch bệnh, du lịch Việt Nam đã bộc lộ nhiều điểm yếu, nhiều

Do thời gian 2 năm đóng băng vì dịch bệnh, du lịch Việt Nam đã bộc lộ nhiều điểm yếu, nhiều "hạt sạn" cần được sớm khắc phục. (Ảnh minh hoạ)

Còn nhớ, từ tháng 3/2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Bộ Quy tắc Ứng xử văn minh du lịch được áp dụng trên quy mô cả nước. Tuy nhiên, việc áp dụng và triển khai vẫn chưa được đồng bộ và còn nhiều hạn chế, nên những “hạt sạn” vẫn còn xảy ra, làm ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch nói chung.

Chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp, PGS.TS Phạm Hồng Long, Trưởng khoa Du lịch (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, cùng với Bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng của Hà Nội, chúng ta đã có 2 Bộ quy tắc liên quan đến hành vi ứng xử với du khách được ban hành từ năm 2017. 

Nhận định về vấn đề trên, ông Long phân tích: "Khảo sát tại nhiều điểm du lịch, thời kỳ ban đầu khi ít khách (cả khách quốc tế lẫn khách nội địa), người dân bản địa vẫn giữ được vẻ chất phác, thân thiện, hiếu khách. Tuy nhiên, khi khách đến đông hơn, người dân sẽ có tâm lý quen thuộc, lơ là trong chất lượng dịch vụ, từ đó rất dễ dẫn tới mâu thuẫn từ nhiều khía cạnh như môi trường, tiếng ồn, giao thoa văn hoá dẫn đến những sự pha tạp, lai căng…"

Để khắc phục được mặt trái này, toàn ngành du lịch cần sự chỉ đạo của cơ quan quản lý Nhà nước trong điều phối hoạt động du lịch như giãn bợt lượng khách qua các điểm lân cận, đảm bảo an ninh trật tự tại các địa điểm thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Đồng thời, "tuyên truyền rộng rãi đến cộng đồng dân cư, các tổ chức sau 2 năm bị ảnh hưởng COVID-19 khiến du lịch “đóng băng” và có phần mai một về thông tin của Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch và Quy tắc ứng xử nơi công cộng của Hà Nội”, PGS.TS Phạm Hồng Long nhận định.

>>Du lịch vẫn bộn bề nỗi lo

, theo các nhà quản lí du lịch, bộ Quy tắc chỉ là một trong nhiều giải pháp để điều chỉnh hành vi, thói quen, hành động, thái độ của người tham gia vào hoạt động du lịch.

Theo các nhà quản lí du lịch, bộ Quy tắc chỉ là một trong nhiều giải pháp để điều chỉnh hành vi, thói quen, hành động, thái độ của người tham gia vào hoạt động du lịch.

Bên cạnh đó, ông Phùng Quang Thắng, Chủ tịch Hiệp hội lữ hành Hà Nội cũng cho rằng, thời gian qua, Hà Nội và cả nước đã nỗ lực đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá để thu hút khách quốc tế nên sự việc liên quan đến hình ảnh không đẹp trong ứng xử lan truyền trên mạng xã hội về xô xát giữa du khách và cư dân tại phố cổ, nạn chèo kéo khách cần được xử lý kiên quyết.

Trong thời đại số, thế giới phẳng, những mặt trái của xã hội, những hành xử không có văn hóa, đặc biệt là những hành vi xấu trong hoạt động du lịch sẽ nhanh chóng bị phơi bày, khi đó hậu quả là hình ảnh du lịch địa phương nói riêng và hình ảnh du lịch Việt Nam nói chung sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. 

"Hà Nội và các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền theo từng nhóm đối tượng với các phương pháp tiếp cận khác nhau để mang lại hiệu quả. Trong đó, việc tuyên truyền với cư dân tại các điểm du lịch triển khai thông qua tổ dân phố, đoàn thể. Còn với du khách, việc thực hiện tuyên truyền đẩy mạnh qua đơn vị lữ hành, hướng dẫn viên và thông tin được phổ biến khi nhập cảnh. Đồng thời, chính quyền các nơi có điểm du lịch có thể tổ chức các cuộc thi, vinh danh những hành động đẹp để lan toả. Với đồng bộ giải pháp từ cơ sở mới tạo nền tảng vững chắc cho thu hút khách và phát triển du lịch bền vững”, ông Phùng Quang Thắng chia sẻ.

Mặt khác, theo các nhà quản lí du lịch, bộ Quy tắc chỉ là một trong nhiều giải pháp để điều chỉnh hành vi, thói quen, hành động, thái độ của người tham gia vào hoạt động du lịch. Nếu chúng ta chỉ kỳ vọng vào một bộ quy tắc để thay đổi tình hình thì rất khó.

Đây chỉ là một giải pháp trong các giải pháp và chỉ khi nào thực hiện đồng bộ, tăng cường vai trò quản lí nhà nước, thanh tra, kiểm tra xử lí nghiêm các vi phạm cùng với quá trình vận động, thuyết phục, tạo dư luận xã hội thì môi trường du lịch mới dần tiến bộ và đi vào nền nếp.

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp du lịch trở lại "đường đua"

    02:00, 14/07/2022

  • Gỡ khó cho doanh nghiệp du lịch

    20:39, 13/07/2022

  • Liên kết du lịch

    00:12, 13/07/2022

  • Gỡ mọi rào cản, các nước ASEAN trên đà phục hồi du lịch

    03:00, 12/07/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Loại bỏ "hạt sạn" trong văn hóa ứng xử du lịch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO