Xăng dầu, mía đường và bệnh “ngửa tay”

Trương KhắcTrà 09/07/2018 11:19

Đã đến lúc cần biết "mùi" kinh tế thị trường để thị trường định đoạt sự tồn tại của sản phẩm. Quá nhiều “ngoại lệ” cho kinh tế nhà nước sẽ khiến khu vực tư nhân nản lòng.

Có một căn bệnh rất phổ biến hiện nay trong nhiều tổ chức kinh tế được bao cấp là bệnh “ngửa tay”. Ngửa tay xin chính sách, xin trợ cấp, xin được tồn tại và cả xin được bảo hộ… Nói chung đủ thứ xin khi gặp khó khăn.

Những nhà máy lọc dầu từng là niềm hy vọng “hái tiền” cho nền kinh tế, thời điểm khởi công nhà máy Dung Quất (Quảng Ngãi) trị giá 2,5 tỷ đô cách đây chục năm, nhiều người mừng vui vì trong vài năm nữa Việt Nam không còn bán dầu thô.

Không ai ngờ, niềm hy vọng Dung Quất rơi vào khủng hoảng, thành phẩm tồn kho quá lớn, họ kêu cứu Chính phủ nếu không sẽ giảm công suất hoặc cắt đóng cửa nhà máy.

Hiệp hội năng lượng Việt Nam (VEA) từng có đơn đề nghị Chính phủ giảm thuế suất ngang bằng với xăng nhập khẩu từ Hàn Quốc.

Chưa hết Dung Quất giờ đến Nghi Sơn (Thanh Hóa), mới đây đã đề nghị dừng nhập xăng nước ngoài để xăng dầu do nhà máy Nghi Sơn sản xuất có thể bán được trên thị trường!

Nhà máy lọc đầu Nghi Sơn sợ không cạnh tranh nổi xăng dầu Hàn Quốc

Nhà máy lọc đầu Nghi Sơn sợ không cạnh tranh nổi xăng dầu Hàn Quốc

Có thể bạn quan tâm

  • “Đẻ”... thêm điều kiện kinh doanh đối với ngành xăng dầu

    04:50, 18/06/2018

  • Hạn mức tối thiểu nhập khẩu xăng dầu dễ tạo lũng đoạn

    04:50, 10/06/2018

  • Đề nghị bỏ “hạn mức tối thiểu nhập khẩu xăng dầu hàng năm”

    20:55, 09/06/2018

  • Mục tiêu 2 triệu tấn có "quá sức" với ngành mía đường Việt?

    11:00, 14/05/2018

  • Mía đường lại ngồi trên "chảo lửa"

    11:00, 02/05/2018

  • Mía đường có thật sự u ám?

    12:58, 05/03/2018

  • Giải cứu mía đường (Kỳ 1): "Nước đến chân mới nhảy”

    06:07, 05/03/2018

  • Giải cứu mía đường (Kỳ 2): Đối đầu đối thủ đáng gờm

    05:16, 09/03/2018

Nói như chuyên gia Phạm Chi Lan “đây là đề xuất tồi, đề xuất phi thị trường”. Đúng như bà Lan nói, kinh tế thị trường đòi hỏi có sự cạnh tranh để giảm giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Thông qua cạnh tranh sẽ thúc đẩy cải tiến khoa học công nghệ, tinh gọn bộ máy, tức là làm sao để thiện chiến nhất trên thương trường, doanh nghiệp sẽ phải thay đổi từng ngày.

Đề xuất nên được ưu ái với xăng dầu sản xuất trong nước khiến người ta ngỡ đây là thời bao cấp những năm 80 của thế kỷ trước. Sở dĩ xăng dầu “mạnh miệng” kêu cứu là bởi được bao cấp, họ kinh doanh vốn của nhà nước nên họ nghĩ rằng mình có quyền mặc cả với nhà nước?

Thế mới biết sự phát triển của kinh tế tư nhân thật sự quý giá đến mức nào, họ lời ăn lỗ chịu, sẵn sàng chấp nhận khó khăn để vươn lên, trụ vững và đóng góp vào ngân sách, nhưng có khi có nơi còn bị đối xử bất công bằng.

Giống như khi người mẹ xót con phải bỏ qua mọi chuyện mặc dầu đứa con đó có quá nhiều khiếm khuyết. Xăng dầu cũng chỉ là một vài trong rất nhiều dự án kinh tế công không ăn nhập với thị trường.

Mới đây nhất là ngành mía đường - một ngành từng rất hoành tráng giờ kêu cứu vì đường Thái Lan! Tại sao phải kêu cứu, vì bao nhiêu năm được bao cấp làm ngành mía đường trở nên suy yếu, không biết cạnh tranh là gì. Đến khi có làn sóng đường ngoại rẻ hơn (cả đường lậu) thì họ bất ngờ không biết cách ứng phó.

Từng có đến 12 đại dự án được xây bằng tiền ngân sách bị thua lỗ nghiêm trọng, hoặc phá sản ngay khi chưa hoàn thành. Có một mẫu số chung lớn nhất được nhiều chuyên gia chỉ ra là tính hiệu quả với nền kinh tế chưa được thấu đáo tính toán.

Với các nhà máy lọc dầu cũng vậy, khi đổ tiền xây dựng người ta không tính tới khả năng cạnh tranh với xăng dầu thế giới? Việt Nam có thể dừng mua bất cứ mặt hàng nào mà nước ngoài đem đến, nhưng hệ quả sẽ làm méo mó thị trường, làm mất sức cạnh tranh của nền kinh tế và không thể không hội nhập.

Việt Nam đã ký FTA với Hàn Quốc tức là nhiều mặt hàng trong đó có xăng dầu sẽ giảm thuế còn 0%, xăng xầu nội sẽ cạnh tranh ra sao khi mà nhất cử nhất động đều cầu cứu đến Chính phủ?

Cạnh tranh là phương thuốc tốt nhất để trị căn bệnh “ngửa tay”, nếu không muốn hậu họa về sau thì nhà nước không nên “bồng bế” quá mức các doanh nghiệp như xăng dầu, mía đường.

Đã đến lúc các doanh nghiệp này biết mùi kinh tế thị trường, để thị trường định đoạt sự tồn tại của sản phẩm. Quá nhiều “ngoại lệ” cho kinh tế nhà nước sẽ khiến khu vực tư nhân nản lòng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Xăng dầu, mía đường và bệnh “ngửa tay”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO