Ông Nguyễn Duy Thuận, Tổng Giám đốc Tập đoàn Lộc Trời khẳng định, có rất nhiều giải pháp công nghệ thông tin mà doanh nghiệp nông nghiệp có thể ứng dụng để “xanh hóa” trong sản xuất.
>>Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời và giấc mơ về những vùng nông thôn đáng sống
Ông Thuận cũng thông tin, Lộc Trời đã đưa ra mô hình “đồng ruộng không dấu chân” và “canh tác không tiền mặt” giúp canh tác hiệu quả, sản xuất nông nghiệp minh bạch hơn và cắt giảm chi phí.
- Thưa ông, đặc thù sản xuất nông nghiệp của Việt Nam là nhỏ lẻ, đặc biệt là sản xuất lương thực như gạo nằm trong tay các hộ nông dân. Vậy doanh nghiệp số hoá thế nào?
Bản chất của hoạt động tổ chức sản xuất nông nghiệp có đặc thù là trải rộng trên nhiều triệu hecta đất, diễn ra liên tục mỗi ngày và liên quan đến hàng triệu hộ nông dân cũng như các nghiệp vụ quản lý phát sinh trên nhiều lĩnh vực như quản lý đất – nước – sâu bệnh - nguồn tiền - năng suất,v.v. Hiện, số lượng tác vụ phải thực hiện trên tổng diện tích lúa tại Việt Nam ước tính lên đến 300 triệu tỷ tác vụ mỗi năm. Đó là khó khăn nhưng cũng là yêu cầu cấp thiết cần phải số hoá để có thể quản lý được tổng thể việc sản xuất trên qui mô lớn.
Lấy ví dụ từ cách làm của Lộc Trời, đã đầu tư một cách có hệ thống vào chuyển đổi số, để từ đó có thể ứng dụng công nghệ quản lý trên nền tảng số. Chúng tôi ứng dụng bản đồ số trong tổ chức cánh đồng lớn; ứng dụng thiết bị bay không người lái. Trong hoạt động canh tác chúng tôi sử dụng ứng dụng công nghệ số hoá của vệ tinh, drone, chẩn đoán bằng dữ liệu lớn; Tạo nền tảng ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong dự báo tình hình sâu bệnh, dịch hại, năng suất v.v.
Đồng thời xây dựng một hệ thống kết nối tất cả các thông tin liên quan đến sản xuất và kinh doanh lúa, gồm Bản đồ số của địa phương; Mã số vùng trồng; Hệ thống xác nhận theo thời gian thực ứng dụng công nghệ chuỗi khối (block chain); Bệnh viện cây lúa và Bệnh viện cây ăn trái online; Nhật ký đồng ruộng điện tử… Đặc biệt là phần mềm quản trị hệ thống cung cấp vật tư nông nghiệp nRMS.
- Như ông nói thì đại dịch dường như lại tạo áp lực và động lực cho Lộc Trời số hoá sản xuất mạnh mẽ và tổng thể như 2 năm vừa qua, thưa ông?
Đúng vậy. Trước đại dịch, chuyển đổi số không phải vấn đề cấp thiết. Nhưng khi đại dịch xảy ra, con người bị phong toả trong khi tiêu dùng vẫn diễn ra, khiến các hoạt động phải kết nối số như các cuộc họp trên nền tảng số, hoạt động tương tác với bà con, xác minh kỹ thuật qua số, từ đó kết nối trên cùng nền tảng. Đây là cơ sở để chúng tôi phát triển các app, hình thành được dữ liệu lớn, áp dụng trí tuệ nhân tạo dự báo trên dữ liệu này dễ dàng hơn.
- Ở góc độ doanh nghiệp, ông có đề xuất giải pháp gì để tháo gỡ khó khăn cho quá trình số hoá nền nông nghiệp, thưa ông?
Lộc Trời đề xuất tạo điều kiện tổ chức sản xuất lớn theo đó qui hoạch vùng trồng chuyên canh với diện tích từ 30 – 50 ngàn hecta. Tổ chức liên kết với nông dân, cùng nhau đồng thuận góp đất liền kể để hình thành cánh đồng lớn (3-5 hecta) và khu sản xuất chuyên canh phù hợp với qui mô sản xuất của cây lúa, phù hợp với các đơn hàng xuất khẩu đến các thị trường trọng điểm. Cấp bản đồ số cho từng hộ nông dân để từ đó, nông dân có thể liên kết từng diện tích nhỏ hình thành cánh đồng lớn.
Bên cạnh đó, cần qui hoạch số hoá thông qua mã số vùng trồng. Số hoá toàn bộ các hoạt động liên quan và tích hợp chung, gồm có các hoạt động cho vay của ngân hàng cho nông dân, thông tin thời tiết, thổ nhưỡng, môi trường, thuỷ lợi….
- Xin cảm ơn ông.
Có thể bạn quan tâm
Nông nghiệp ĐBSCL: Bước chuyển từ "tư duy sản xuất" sang "tư duy kinh tế"
09:01, 21/06/2022
TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Thúc đẩy nông nghiệp và nông thôn bền vững vùng ĐBSCL
12:00, 18/06/2022
"Cú hích" cho nông nghiệp hữu cơ
00:47, 16/06/2022
Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời và giấc mơ về những vùng nông thôn đáng sống
01:00, 31/05/2021
"Chìa khóa" thành công của Chủ tịch Lộc Trời Huỳnh Văn Thòn
03:00, 03/12/2020