Xây dựng chính sách thí điểm và cơ chế chi trả tín chỉ carbon

THY HẰNG 05/05/2024 12:46

Thủ tướng yêu cầu xây dựng chính sách thí điểm và cơ chế chi trả tín chỉ carbon dựa vào kết quả cho khu vực chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp.

>>>Dẫn vốn xanh từ tín chỉ carbon

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký đã ban hành Chỉ thị số thị số 13/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý tín chỉ carbon nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định.

Áp dụng các biện pháp tiên tiến, mỗi héc ta lúa có tiềm năng giảm 5 – 10 tấn khí thải carbon, tương đương với 5 – 10 tín chỉ carbon, đem lại giá trị khoảng 50 – 100USD mỗi năm.

Áp dụng các biện pháp tiên tiến, mỗi héc ta lúa có tiềm năng giảm 5 – 10 tấn khí thải carbon, tương đương với 5 – 10 tín chỉ carbon, đem lại giá trị khoảng 50 – 100USD mỗi năm.

Thực hiện cam kết về giảm phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Việt Nam đã cập nhật Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), cụ thể hóa các cam kết quốc tế về giảm phát thải.

Theo Đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC), bằng nguồn ngân sách nhà nước, vốn vay, đầu tư của doanh nghiệp trong và ngoài nước, đóng góp và đầu tư của người dân, Việt Nam đặt mục tiêu giảm 15,8% tổng lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030, tương đương với 146,3 triệu tấn CO2tđ. Nếu được quốc tế cung cấp tài chính, công nghệ, tăng cường năng lực…, Việt Nam có thể nâng tổng mức đóng góp về giảm phát thải thành 43,5% vào năm 2030, tương đương với 403,7 triệu tấn CO2tđ. 

Tại Việt Nam, từ giữa những năm 2000 đến nay đã có nhiều doanh nghiệp triển khai thực hiện các chương trình, dự án tạo tín chỉ carbon và trao đổi tín chỉ carbon ra thế giới trên thị trường tự nguyện, đặc biệt là tín chỉ carbon từ các chương trình, dự án theo Cơ chế phát triển sạch (CDM).

Tuy nhiên, trong thời gian qua, có nhiều thông tin, dư luận xã hội chưa thực sự đầy đủ, toàn diện, chính xác về thị trường carbon và các cơ chế quản lý tín chỉ carbon, đặc biệt là hoạt động tạo tín chỉ, quản lý tín chỉ carbon từ rừng và một số lĩnh vực khác. Nhiều tổ chức, doanh nghiệp, người dân hiểu chưa đúng đắn về thị trường carbon và phương thức tạo tín chỉ carbon để có thể giao dịch trên thị trường.

Chỉ thị 13 nêu rõ, Quản lý tín chỉ carbon bao gồm việc xây dựng và tổ chức triển khai các quy định về cơ chế quản lý việc tạo tín chỉ và trao đổi, mua bán tín chỉ carbon theo hình thức tự nguyện hoặc bù trừ cho hạn ngạch phát thải khí nhà kính. Là cơ sở cho phát triển thị trường carbon trong nước và tham gia thị trường thế giới.

Việc trao đổi, mua bán tín chỉ carbon và kết quả giảm phát thải khí nhà kính cần bảo đảm thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính quốc gia, hài hòa giữa lợi ích của nhà nước và người dân, doanh nghiệp và các đối tác tham gia.

Theo ông Tô Xuân Phúc, Giám đốc Chương trình Chính sách thương mại và Tài chính lâm nghiệp, với tổng diện tích 14,7 triệu ha, Việt Nam có tiềm năng huy động một nguồn tài chính từ các dự án carbon lâm nghiệp để bảo vệ và phát triển rừng.

Hiện mối quan tâm từ các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước với các dự án carbon lâm nghiệp rất lớn. Tuy nhiên, Chính phủ hiện chưa có các chính sách hướng dẫn về loại hình đầu tư này.

Theo ông Phúc, Chính phủ nên cân nhắc ban hành các cơ chế chính sách trong thời gian sớm, để kích hoạt các dự án carbon lâm nghiệp, nhằm đáp ứng cả thị trường bắt buộc và tự nguyện.

Hiện Chính phủ cũng đang lên kế hoạch xây dựng và vận hành thị trường carbon theo cơ chế bắt buộc trong tương lai. Theo đó, giai đoạn 2021-2027, tập trung xây dựng quy định quản lý tín chỉ carbon, hoạt động trao đổi hạn ngạch, phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon, xây dựng cơ chế vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon. Tiếp theo là hướng dẫn đo đạc, báo cáo; thành lập sàn giao dịch tín chỉ carbon cũng như xây dựng hệ thống kiểm kê khí nhà kính quốc gia. Bên cạnh đó là triển khai thí điểm cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong nước và quốc tế.

>>>Tín chỉ carbon từ 1 triệu hecta lúa

>>>VBF 2024: Dự kiến 2025 sẽ xây dựng vận hành thị trường carbon

Do đó, tại Chỉ thị 13, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ: Công Thương, Giao thông Vận tải, Xây dựng, NN&PTNT, Tài nguyên và Môi trường khẩn trương ban hành kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực theo quy định tại Nghị định số 06/2022 của Chính phủ (Phụ lục IV) và tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo đạt mục tiêu cam kết theo NDC, hoàn thành trong quý III/ 2024.

với tổng diện tích 14,7 triệu ha, Việt Nam có tiềm năng huy động một nguồn tài chính từ các dự án carbon lâm nghiệp để bảo vệ và phát triển rừng.

Với tổng diện tích 14,7 triệu ha, Việt Nam có tiềm năng huy động một nguồn tài chính từ các dự án carbon lâm nghiệp để bảo vệ và phát triển rừng.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho cấp có thẩm quyền quyết định việc tổ chức đàm phán, ký kết, triển khai thỏa thuận hoặc hợp đồng với các đối tác quốc tế về chuyển nhượng tín chỉ carbon, kết quả giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý, bảo đảm việc thực hiện mục tiêu giảm phát thải theo NDC; đánh giá mức độ sẵn sàng tham gia thị trường carbon của một số lĩnh vực.

Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tấn, báo chí thực hiện tuyên truyền sâu rộng về các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, thực hiện NDC, phương thức tạo tín chỉ carbon, tham gia thị trường carbon tự nguyện, tổ chức và phát triển thị trường carbon tuân thủ.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương nghiên cứu thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon, quản lý các chương trình, dự án, hoạt động giảm phát thải khí nhà kính và tạo tín chỉ carbon phục vụ triển khai thí điểm và phát triển thị trường carbon trong nước, trao đổi với quốc tế.

Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan khẩn trương xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2022/NĐ-CP, trong đó có các quy định về quản lý tín chỉ carbon, hoạt động trao đổi tín chỉ carbon trong nước và ra nước ngoài, trình Chính phủ trước ngày 30/7/2024.

Với Bộ NN&PTNT, Thủ tưởng yêu cầu chủ trì, phối hợp với Bộ TN&MT, các cơ quan liên quan và địa phương có rừng khẩn trương xây dựng cơ sở dữ liệu về hiện trạng và đánh giá tiềm năng giảm phát thải và hấp thụ carbon từ rừng cấp quốc gia, vùng, địa phương đến năm 2030 và có tính đến năm 2050.

Chủ trì, phối hợp với Bộ TN&MT, các cơ quan liên quan và các địa phương có rừng xác định tiềm năng giảm phát thải và hấp thụ carbon từ rừng đóng góp cho việc thực hiện mục tiêu NDC để làm cơ sở cho các hoạt động trao đổi tín chỉ carbon rừng với các đối tác quốc tế; hoàn thành trước ngày 31/10/2024.

Đặc biệt, xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về tín chỉ carbon rừng và quy định chi tiết đo đạc, báo cáo, thẩm định lượng hấp thụ carbon rừng. Xây dựng chính sách thí điểm và cơ chế chi trả tín chỉ carbon dựa vào kết quả cho khu vực chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp.

Đồng thời, yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát cơ sở pháp lý, tình hình thực tiễn trong nước và kinh nghiệm quốc tế về hoạt động quản lý, mua bán, trao đổi chứng chỉ năng lượng tái tạo (REC) gắn với việc thực hiện mục tiêu giảm phát thải quốc gia, đề xuất quy định quản lý (nếu có) và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/9/2024.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ TN&MT, các bộ, cơ quan liên quan hoàn thiện Đề án phát triển thị trường carbon tại Việt Nam, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo mục tiêu tổ chức, vận hành thí điểm và chính thức đã đề ra; nghiên cứu đánh giá kinh nghiệm của các nước trong khu vực và quốc tế trong quá trình xây dựng, quản lý, vận hành, phát triển thị trường carbon.

Thủ tướng chỉ đạo UBND các tỉnh và thành phố trực thuộc trung uơng phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính quốc gia theo NDC; rà soát, đánh giá hiện trạng các hoạt động, biện pháp giảm phát thải khí nhà kính trên địa bàn để đánh giá tiềm năng tạo tín chỉ carbon, trao đổi tín chỉ carbon.

Có thể bạn quan tâm

  • Dẫn vốn xanh từ tín chỉ carbon

    03:10, 29/04/2024

  • Tín chỉ carbon từ 1 triệu hecta lúa

    03:30, 07/04/2024

  • Khung pháp lý cho thị trường tín chỉ carbon

    15:00, 02/04/2024

  • Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia cung cấp tín chỉ carbon trên thế giới

    02:00, 22/03/2024

  • Xanh hoá sản xuất, giảm phát thải từ tín chỉ carbon

    03:00, 17/03/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Xây dựng chính sách thí điểm và cơ chế chi trả tín chỉ carbon
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO