Xây dựng chuỗi giá trị nông sản Điện Biên

Diendandoanhnghiep.vn Điện Biên sẽ đẩy mạnh sản xuất theo hướng cánh đồng lớn gắn với liên kết chuỗi bền vững để tạo sản phẩm hàng hóa tập trung, chất lượng cung cấp cho thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu.

>> Điện Biên tạo bước đột phá trong tiếp cận đất đai

Cơ cấu lại ngành nông nghiệp là chủ trương lớn, nhiệm vụ trọng tâm, chủ đạo và là động lực quan trọng trong phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh Điện Biên. Với quan điểm, chủ trương chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp đơn thuần sang tư duy kinh tế nông nghiệp, sản xuất theo hướng cánh đồng lớn gắn với liên kết chuỗi bền vững để tạo sản phẩm hàng hóa tập trung, chất lượng cung cấp cho thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu.

Liên kết phát triển bền vững

Trong thời gian qua, ngành Nông nghiệp Điện Biên tiếp tục tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương, cũng như tổ chức kiểm tra, làm việc với các địa phương để nắm bắt, đôn đốc, định hướng phát triển sản xuất theo hướng phát huy lợi thế, thế mạnh tạo sản phẩm hàng hóa bền vững. Đồng thời, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành vùng sản xuất quy mô lớn; tăng cường phối hợp, liên hệ, kêu gọi thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp của tỉnh theo hướng liên kết gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm bền vững.

Nhiều sản phẩm OCOP của Điện Biên được đưa vào trong siêu thị.

Nhiều sản phẩm OCOP của Điện Biên được đưa vào trong siêu thị.

Ông Trần Văn Thượng Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Điện Biên cho biết: Với tư duy sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo chuỗi liên kết bền vững gắn với các sản phẩm chủ lực, lợi thế, giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp thủy sản năm 2022 đạt 4.342,15 tỷ đồng, tăng 514,8 tỷ đồng so với năm 2020. Từ năm 2021 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 14 dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, với tổng mức đầu tư đăng ký là 11.981,29 tỷ đồng; hình thành và xác nhận mới 04 chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản an toàn, 02 vùng sản xuất được cấp mã số vùng trồng; chuyển đổi 2.769,04 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác; diện tích sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGap, hữu cơ là 21,5 ha.

Giai đoạn 2021 - 2023, tỉnh có 86 dự án liên kết được hỗ trợ triển khai thực hiện trên địa bàn 10/10 huyện, thị xã, thành phố. Qua việc thực hiện các chính sách liên kết đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt so với sản xuất truyền thống: Trồng rau an toàn giảm chi phí sản xuất từ 10-15%, sản lượng tăng 15-25%, lợi nhuận tăng tăng từ 30-35 triệu đồng/ha; Liên kết sản xuất lúa theo cánh đồng một giống, áp dụng cơ giới hoá đã giảm chi phí sản xuất, lợi nhuận tăng từ 15 - 20 triệu đồng/ha.

Gỡ vướng cho mắc ca

Đặc biệt, trong chiến lược phát triển nông nghiệp của Điện Biên, cây mắc ca được coi là cây trồng chủ lực. Sau gần hai thập kỷ có mặt tại Điện Biên, mắc ca đã và đang khẳng định hiệu quả kinh tế vượt trội so với các loại cây trồng khác, giúp phủ xanh hàng ngàn ha đất trống đồi núi trọc và trồng thay thế những diện tích cây trồng kém hiệu quả qua đó phát triển kinh tế lâm nghiệp của tỉnh.

Để phát triển cây mắc ca, tỉnh Điện Biên tập trung phát triển theo hướng tập trung, liên kết gắn với các doanh nghiệp, nhà đầu tư; đến nay, tỉnh Điện Biên đã phê duyệt chủ trương đầu tư cho 14 dự án, với quy mô trồng 97.514 ha; tổ chức trồng được 6.585,85 ha cây mắc ca, diện tích cho thu hoạch trên 1.000 ha.

Tuy nhiên, so sánh với quy mô được phê duyệt, diện tích mắc ca phát triển được còn rất thấp, do diện tích đất trong vùng thực hiện các dự án trồng cây mắc ca hiện đều đang do người dân quản lý, sử dụng, canh tác nương rẫy. Do đó, diện tích đất “sạch” để giao hoặc cho doanh nghiệp thuê hầu như không có, khi thực hiện các dự án, doanh nghiệp phải bỏ vốn đầu tư để hỗ trợ công khai hoang, thực hiện các thủ tục về đất đai mất rất nhiều thời gian và vốn đầu tư dẫn đến chậm tiến độ thực hiện.

>> Điện Biên tối ưu hoá nguồn lực phát triển hạ tầng giao thông

>> Điện Biên đặt mục tiêu cải thiện ít nhất 5 bậc trong xếp hạng PCI toàn quốc năm 2023

Bên cạnh đó, hầu hết các dự án trồng cây mắc ca đều triển khai trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn, có địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, người dân ít được tiếp cận khoa học kỹ thuật, chưa nhận thức đầy đủ về giá trị của cây mắc ca, định hướng cơ chế, chính sách của tỉnh, lợi ích khi thực hiện các dự án trồng cây mắc ca, vì vậy khó khăn cho các cơ quan, đơn vị của tỉnh và nhà đầu tư trong việc tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận của người dân trong việc đo đạc, xác định diện tích, quy chủ đất đai, làm thủ tục giao đất, cho thuê đất.

Chuyển đổi cây trồng góp phần nâng cao thu nhâp cho người nông dân.

Chuyển đổi cây trồng góp phần nâng cao thu nhâp cho người nông dân.

Mặt khác đa số các nhà đầu tư trước khi đề xuất chủ trương đầu tư mới thành lập doanh nghiệp nên cơ cấu, tổ chức bộ máy hoạt động còn đơn giản, chưa đầy đủ, dẫn đến phương thức hoạt động còn lúng túng, chưa thực sự hiệu quả. Nguồn lực của nhà đầu tư còn hạn chế, nhất là việc huy động nguồn vốn để đầu tư mở rộng diện tích cây mắc ca còn khó khăn, chưa tạo được vùng lõi để tập trung triển khai thực hiện dự án; việc thực hiện các thủ tục pháp lý về đất đai mất nhiều thời gian, thường xuyên gặp phải những khó khăn, vướng mắc (tranh chấp đất đai, người dân một số nơi chưa đồng thuận,...) ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện công tác đo đạc, quy chủ đất đai vùng dự án…

Một số diện tích mắc ca ở Điện Biên đã bắt đầu cho thu hoạch.

Một số diện tích mắc ca ở Điện Biên đã bắt đầu cho thu hoạch.

Theo ông Trần Văn Thượng: Để tháo gỡ khó khăn trên trong thời gian tới Sở Nông nghiệp và Phat triển Nông thôn sẽ tích cực phối hợp, tham mưu cho UBND tỉnh thường xuyên theo dõi nắm bắt tình hình, tiến độ, kết quả thực hiện các dự án đầu tư trồng cây mắc ca đã được quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư trên địa bàn; chủ động nắm bắt các khó khăn, vướng mắc của các dự án để kịp thời xem xét, giải quyết các nội dung thuộc thẩm quyền hoặc kiến nghị, đề nghị cấp có thẩm xem xét, tháo gỡ.

Quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tổ chức thực hiện đảm bảo tiến độ kế hoạch theo dự án đã được phê duyệt; huy động sự vào cuộc của các tổ chức đoàn thể, chính trị để hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình thực hiện tuyên truyền, vận động, giải thích, thuyết phục để người dân hiểu giá trị của cây mắc ca, định hướng về chủ trương, cơ chế, chính sách của tỉnh và lợi ích khi tham gia liên kết, hợp tác với nhà đầu tư thực hiện dự án từ đó đồng thuận phối hợp với doanh nghiệp trong quá trình thực hiện công tác đo đạc, quy chủ, hỗ trợ khai hoang, cải tạo đất đai và tổ chức thực hiện dự án.

Tập trung thực hiện các công việc thuộc trách nhiệm của địa phương, đặc biệt là cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hoàn thành giao đất, giao rừng, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp giai đoạn 2019-2023 theo Kế hoạch số 2783/KH-UBND ngày 20/9/2019 của UBND tỉnh.

Thành lập các Hợp tác xã mắc ca trong vùng dự án để hỗ trợ các nhà đầu tư trồng cây mắc ca thực hiện công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia thực hiện dự án trồng cây mắc ca, cũng như giải quyết các khó khăn vướng mắc về đất đai trong quá trình thực hiện.

Tăng cường công tác quản lý giống, phân bón, quy trình kỹ thuật đối với các dự án trồng cây mắc ca theo hướng dẫn khuyến nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Hiệp hội mắc ca. Huy động, bố trí các nguồn kinh phí phù hợp để tổ chức tập huấn quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến mắc ca cho người dân.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Ông Trần Văn Thượng chia sẻ: Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp đến năm 2030 là: "Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững dựa trên lợi thế địa phương, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh nông sản, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực trên địa bàn tỉnh, góp phần quan trọng trong việc ổn định kinh tế - xã hội, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường sinh thái".

Lãnh đạo UBND tỉnh và các cơ quan chuyên môn kiểm tra tình hình phát triển cây sâm ở xã Tênh Phông.

Lãnh đạo UBND tỉnh và các cơ quan chuyên môn kiểm tra tình hình phát triển cây sâm ở xã Tênh Phông.

Để thực hiện tầm nhìn và mục tiêu phát triển trên, ngành nông nghiệp sẽ tập trung đẩy mạnh thực hiện các hoạt động hỗ trợ sản xuất theo hướng nâng cao nâng cao chất lượng sản phẩm; Phối hợp phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp, các mô hình liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị; Phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế, giá trị đa dụng của rừng; Đồng thời, tạo điều kiện thu hút nguồn lực từ khu vực tư nhân đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

TX Gai xanh Mường Nhé giới thiệu sản phẩm chế biến từ cây gai xanh.

HTX Gai xanh Mường Nhé giới thiệu sản phẩm chế biến từ cây gai xanh.

”Thực tế, sự phát triển của các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp còn rất khiêm tốn so với tiềm năng, lợi thế (nguồn lực về đất đai, hệ sinh thái, lực lượng lao động...) Để đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, ngành nông nghiệp cùng chính quyền các địa phương xác định tăng cường phối hợp với các phòng, ban, đơn vị, chính quyền địa phương trong việc thực hiện cải thiện các chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh cấp ngành (DDCI) nhằm kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp, nhà đầu từ về các dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các địa phương thực hiện tốt các chủ trương, chính sách thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; kịp thời ban tham mưu ban hành, sửa đổi bổ sung các cơ chế, chính sách thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn đặc biệt là cơ chế, chính sách về tập trung đất đai, tạo quỹ đất để doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Cùng với đó, tỉnh sẽ tập trung thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính và tiết kiệm thời gian, kinh phí từ các thủ tục hành chính; rà soát, bãi bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Nâng cao năng lực của các HTX và tăng cường liên kết giữa các HTX cùng lĩnh vực hoạt động và giữa HTX với nông dân nhằm giải quyết vấn đề manh mún đất đai, hình thành vùng sản xuất hàng hóa để thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông thôn. Tích cực tham gia bổ sung tích hợp các quy hoạch ngành, sản phẩm vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, để các doanh nghiệp kịp thời nắm bắt và tiếp cận với các cơ hội đầu tư. Định hướng về những mặt hàng nông sản có thế mạnh, tiềm năng, những công tác xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm mà ngành nông nghiệp có thể tham gia hỗ trợ cùng doanh nghiệp, để từ đó có những bước tham khảo cho các doanh nghiệp khi có ý tưởng tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.”- ông Trần Văn Thượng nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Xây dựng chuỗi giá trị nông sản Điện Biên tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714305001 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714305001 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10