Xây dựng thương hiệu Việt nhìn từ câu chuyện của gạo ST25

Diendandoanhnghiep.vn Xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam không chỉ có ý nghĩa kinh tế, mà còn để khẳng định thương hiệu và vị thế của hạt gạo nước ta trên thị trường thế giới.

Ông Hồ Quang Cua cùng gạo ST25 đoạt giải gạo ngon nhất thế giới năm 2019.

Ông Hồ Quang Cua cùng gạo ST25 đoạt giải gạo ngon nhất thế giới năm 2019.

Thời gian qua, câu chuyện “gạo ngon nhất thế giới” ST25 bị các doanh nghiệp có trụ sở ở California, Mỹ đăng ký và đang trong giai đoạn chờ để được bảo hộ thương hiệu gạo ST25 tại nước này gây nóng trên nhiều diễn đàn.

Việt Nam là nước có lợi thế về sản xuất lúa gạo. Trong nhiều năm qua, gạo luôn là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Hằng năm, lượng gạo của Việt Nam xuất khẩu chiếm khoảng 15% tổng lượng gạo xuất khẩu trên thế giới.

Và để nâng tầm vị thế của hạt gạo Việt, chúng ta đã bàn nhiều về chuyện “Xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam” vì nếu thành công, nó không chỉ có ý nghĩa kinh tế, mà còn để khẳng định thương hiệu và vị thế của hạt gạo nước ta trên thị trường thế giới.

Trong lúc xoay tính với kế hoạch xây dựng thương hiệu gạo đó, loại gạo ST25 của Việt Nam đã được công nhận là loại gạo ngon nhất thế giới năm 2019. Đây không chỉ là tin vui của cá nhân “cha đẻ” giống ST25, mà là tin vui cho cả ngành lúa gạo nước nhà trên con đường khẳng định thương hiệu đối với quốc tế.

Hồ sơ của I&T Enterprise về nhãn hiệu ST25 theo công bố của USPTO.

Hồ sơ của I&T Enterprise về nhãn hiệu ST25 theo công bố của USPTO.

Niềm vui chẳng tày gang khi mới đây thương hiệu gạo ST25 ngon nhất, nhì thế giới đã bị doanh nghiệp ngoại (Ngon Fish Sauce, Transworld Food, John D.Tran) nhanh chân đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Mỹ, nguy cơ gạo ST25 bị mất thương hiệu khiến dư luận lo lắng.

Cá nhân ông Hồ Quang Cua - cha đẻ bộ giống lúa gạo ST25 nổi tiếng, cho hay ông đã biết được thông tin nhưng không làm được gì vì không rành pháp luật về lĩnh vực này. Ông chỉ tập trung vào chuyên môn của một nhà khoa học về chọn tạo giống lúa. Và ông tin rằng giá trị thật bao giờ cũng thắng. Họ không làm ra, không sản xuất, không có cánh đồng canh tác nào mà nói là của họ thì khó nghe lắm.

Liên quan đến vấn đề này, ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng cục Xúc tiến thương mại chia sẻ: “Phải khẳng định rằng đến thời điểm hiện tại thương hiệu gạo ST24 và ST25 chưa mất mà chỉ đang có nguy cơ mất… Nếu thời gian tới doanh nghiệp sở hữu thương hiệu gạo ST25 không có động thái khiếu nại với cơ quan cấp đăng ký nhãn hiệu của Mỹ thì có thể thương hiệu gạo này sẽ bị mất”.

Thế nhưng, nếu gạo ST24, ST25 bị đăng ký bản quyền tại Mỹ thì điều gì sẽ xảy ra? Nếu muốn xuất khẩu 2 loại gạo này sang Mỹ, chúng ta sẽ buộc phải xin phép doanh nghiệp chủ sở hữu thương hiệu ST24, ST25 ở Mỹ. Phải trả tiền sử dụng thương hiệu. Nếu không sẽ vi phạm sở hữu trí tuệ. Nếu họ không đồng ý thì cũng... phải chịu.

Và trường hợp thương hiệu gạo ST24, ST25 bị doanh nghiệp Mỹ đăng ký bản quyền thành công thì doanh nghiệp Việt Nam phải thuê luật sư để đòi lại. Cơ quan nhà nước chỉ có thể cung cấp thông tin, hướng dẫn chứ không can thiệp được. Có điều, để đòi lại được thì chẳng khác nào cảnh “chờ được vạ thì má đã sung”.

Nói như vậy, bởi Việt Nam đã có một số bài học kinh nghiệm về việc để mất thương hiệu độc quyền. Chẳng hạn, Trung Nguyên là một ví dụ đau đớn nhất. Năm 2000, thương hiệu Cafe Trung Nguyên bị Công ty Rice Field (Mỹ) đăng ký quyền bảo hộ thương hiệu “Cafe Trung Nguyên” tại Mỹ và tổ chức bảo hộ trí tuệ thế giới WIPO.

Trung Nguyên, đã mất đến 2 năm - để rút cục phải mua lại thương hiệu của chính mình với rất nhiều tiền bạc. Nhưng Trung Nguyên chỉ là một cái tên bị “mất”, xung quanh những Vinataba, Petro, Duy Lợi, kẹo dừa Bến Tre và cả cafe Buôn Ma Thuột,  cá ba sa, cá tra..v..v.

Có thể thấy, hiện chính sách hỗ trợ về bảo hộ sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền của Bộ Khoa học và Công nghệ. Bộ Công thương có chức năng hỗ trợ quảng bá và phát triển thương hiệu. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, chương trình Thương hiệu quốc gia, chương trình xúc tiến thương mại quốc gia chỉ có thể hỗ trợ quảng bá các ngành hàng nói chung, chứ không hỗ trợ quảng bá riêng cho một vài nhãn hiệu, doanh nghiệp nào. Đây là tài sản của doanh nghiệp thì họ cần phải có trách nhiệm bảo vệ tài sản của mình.

Và trường hợp thương hiệu gạo ST25 là hồi chuông cảnh báo (mới mà cũ) cho tất cả các doanh nghiệp khi đã có định hướng xuất khẩu phải xây dựng chiến lược cho mình. Trong đó có việc xây dựng phát triển thị trường gắn với bảo vệ và bảo hộ, đăng ký sở hữu trí tuệ cho thương hiệu, sản phẩm xuất khẩu, nhãn hiệu thương mại là ưu tiên hàng đầu.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Xây dựng thương hiệu Việt nhìn từ câu chuyện của gạo ST25 tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714072578 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714072578 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10