Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN vì nhân dân!

HƯƠNG GIANG - DUY LONG 20/06/2022 15:47

Đó là nội dung đề án "Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045", được tổ chức tại tỉnh Bình Dương, sáng 20/6/2022.

>>Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là định hướng lớn

Xây dựng nhà nước pháp quyền

Theo đó, ngày 20/6/2022, tại Bình Dương, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng đề án "Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045", đã chủ trì hội nghị lấy ý kiến đóng góp của các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc trung ương khu vực phía Nam vào dự thảo đề án.

Ban Chỉ đạo xây dựng đề án tổ chức hội nghị lấy ý kiến của các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc trung ương, sau các hội nghị tại miền Bắc và miền Trung, nhằm góp ý cho dự thảo đề án lần thứ 3.

Ban Chỉ đạo xây dựng đề án tổ chức hội nghị lấy ý kiến của các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc trung ương, sau các hội nghị tại miền Bắc và miền Trung, nhằm góp ý cho dự thảo đề án lần thứ 3.

Tham dự có các Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng: Phan Đình Trạc, phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng đề án, trưởng Ban Nội chính Trung ương; Nguyễn Hòa Bình, chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Cùng dự có Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định; lãnh đạo các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc trung ương khu vực phía Nam.

Đáng chú ý, đây là lần thứ 3, Ban Chỉ đạo xây dựng đề án tổ chức hội nghị lấy ý kiến của các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc trung ương, sau các hội nghị tại miền Bắc và miền Trung, nhằm góp ý cho dự thảo đề án lần thứ 3.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Phan Đình Trạc nêu rõ, Dự thảo Đề án được Ban Chỉ đạo tập trung chỉ đạo, xây dựng, hoàn thiện trên cơ sở chắt lọc 27 chuyên đề chuyên sâu của các chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ quản lý có kinh nghiệm lý luận và thực tiễn sâu sắc tại 3 cuộc hội thảo quốc gia; 6 cuộc hội thảo, tọa đàm khoa học chuyên đề chuyên sâu. Ban Chỉ đạo cũng đã tổ chức 3 phiên họp để xin ý kiến các thành viên Ban Chỉ đạo về dự thảo Đề án. Tổ Biên tập xây dựng Đề án với sự tham gia của nhiều cán bộ, chuyên gia, nhà khoa học pháp lý đầu ngành đã nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu, khẩn trương hoàn thiện dự thảo Đề án để xin ý kiến tại hội nghị.

Dự thảo Đề án đã bám sát Cương lĩnh của Đảng, Hiến pháp của đất nước qua các thời kỳ, các Nghị quyết của Trung ương, nhất là Văn kiện Đại hội XIII của Đảng; xác định, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, với bản chất, đặc trưng cơ bản, bao trùm nhất. Trên cơ sở đó, Đề án đã đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam thời gian qua; xác định quan điểm, mục tiêu, đột phá và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.

Cũng tại hội nghị, các địa phương đều đánh giá cao Ban Chỉ đạo xây dựng đề án đã thể hiện quyết tâm chính trị cao của Đảng, hoàn thiện khối lượng công việc nghiên cứu, tổng hợp rất lớn với tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết. Các bản dự thảo đề án được thực hiện công phu, khoa học, chặt chẽ, nêu được những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân trong xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta thời gian qua.

Đặc biệt, trên cơ sở các hội thảo, hội nghị cấp quốc gia và nghiên cứu 27 chuyên đề, dự thảo đề án đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về những vấn đề đặt ra trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.

Trong nhiều vấn đề nêu ra thì phân cấp phân quyền được nhiều địa phương quan tâm, góp ý. Theo các ý kiến tại hội nghị, việc phân cấp, phân quyền đã được đẩy mạnh thời gian qua, nhưng vẫn có những hạn chế cần khắc phục.

>>Xây dựng và hoàn thiện mô hình nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Gắn với trách nhiệm người đứng đầu

Do đó, nhiều ý kiến đề nghị dự thảo đề án cần định hướng đẩy mạnh phân quyền gắn với trách nhiệm người đứng đầu và trách nhiệm giải trình để tăng tính tự chủ cho địa phương, đồng thời đề cao trách nhiệm giải trình.

Một số địa phương cho rằng mô hình tổ chức địa giới hành chính hiện nay chưa có sự khác biệt về quy mô dân số, dẫn đến chưa phát huy được các chính sách đặc thù cho mỗi địa phương. Đây là vấn đề mà đề án cần nghiên cứu để phù hợp hơn với thực tế và tạo động lực phát triển.

Ghi nhận các ý kiến phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao các tỉnh ủy, thành ủy góp ý tâm huyết, sát sao đối với các nội dung đề án. Qua 3 hội nghị tại miền Bắc, miền Trung và hội nghị này cho thấy, các đại biểu đánh giá dự thảo đề án được chuẩn bị công phu, nghiêm túc và trách nhiệm.

Chủ tịch nước nhấn mạnh, văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định "Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị".

Theo đó, các ý kiến bao quát được đầy đủ các vấn đề trọng tâm trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam như: Xây dựng và hoàn thiện thể chế; cải cách, đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật; tăng cường dân chủ xã hội chủ nghĩa; kiểm soát quyền lực nhà nước; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng; việc thu gọn đầu mối cơ quan điều tra; phương thức lãnh đạo của Đảng, cấp ủy; vấn đề tổ chức bộ máy chính quyền địa phương và phân quyền cho địa phương; vấn đề chống tham nhũng trong bộ máy nhà nước…

Bên cạnh đó, Chủ tịch nước cũng đề nghị, sau hội nghị này, các tỉnh ủy, thành ủy các địa phương tiếp tục nghiên cứu dự thảo đề án và góp ý bằng văn bản cho Ban chỉ đạo.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng nêu rõ, chúng ta đã đạt được sự thống nhất cao về những vấn đề chính trị - pháp lý cốt lõi, quan trọng về Nhà nước pháp quyền và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Dự thảo đề án đã bám sát chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng thể hiện tại Cương lĩnh của Đảng, các văn kiện của Đại hội Đảng và Hiến pháp 2013.

… và vì nhân dân

Chủ tịch nước nhấn mạnh, văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định "Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị".

Nhắc lại một số vấn vấn đề liên quan tới lý luận thực tiễn, Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc nhắc lại, mới đây, trong bài viết "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam", Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã khẳng định "một trong những đặc điểm của xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo".

Do đó, kết luận tại hội nghị, Chủ tịch nước đề nghị các tỉnh ủy, thành ủy tiếp tục tổ chức nghiên cứu kỹ lưỡng tài liệu Đề án, hướng dẫn, phổ biến, quán triệt trong cấp ủy, tổ chức đảng, trong cơ quan, đơn vị và toàn thể cán bộ, đảng viên. Ban Nội chính Trung ương chủ trì, phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo cung cấp, định hướng thông tin cho các cơ quan thông tấn, báo chí để đẩy mạnh tuyên truyền, giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ về Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, nắm vững chủ trương, quan điểm, mục tiêu, định hướng của Đảng, từ đó ủng hộ việc xây dựng Đề án và tích cực, chủ động tham gia thực hiện Chiến lược ngay khi Nghị quyết được Trung ương thông qua.

Chủ tịch nước khẳng định, "dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng Đảng, Nhà nước và nhân dân ta sẽ thực hiện thành công nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng lãnh đạo, hướng tới một xã hội dân chủ, công bằng, công lý, hiện đại, nhân văn, mang lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân".

Có thể bạn quan tâm

  • Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN

    04:37, 03/01/2022

  • Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là định hướng lớn

    16:57, 02/11/2021

  • Xây dựng và hoàn thiện mô hình nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

    18:33, 19/10/2021

  • Xây dựng nhà nước pháp quyền: Kế thừa và học hỏi các nước có chế độ xã hội tương đồng

    17:21, 31/08/2021

  • Xây dựng Đề án Nhà nước pháp quyền: Chủ động làm ngay, làm sớm, làm từ xa

    16:56, 26/08/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN vì nhân dân!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO