Xây dựng văn hóa đối với phát triển bền vững của Việt Nam cần phải đặt con người vào vị trí trung tâm của chiến lược phát triển là tư tưởng nhất quán của Đảng.
>>>"Hóa Rồng" theo xu thế phát triển bền vững
Xây dựng văn hóa gắn với phát triển bền vững (PTBV) là nhà nước đó thể hiện Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng. Quan điểm này đã khẳng định các chủ thể trọng yếu có vai trò to lớn, là nguồn lực và động lực để xây dựng, phát triển văn hóa, PTBV của Việt Nam đáp ứng yêu cầu PTBV của đất nước.
Xây dựng văn hóa đối với PTBV của Việt Nam cần phải đặt con người vào vị trí trung tâm của chiến lược phát triển là tư tưởng nhất quán của Đảng. Chính vì thế xây dựng văn hóa là mục đích, động lực của sự PTBV của Việt Nam: “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Tăng đầu tư cho phát triển sự nghiệp văn hóa. Xây dựng, phát triển, tạo môi trường và điều kiện xã hội thuận lợi nhất để khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; tài năng, trí tuệ, phẩm chất của PTBV của Việt Nam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng nhất của đất nước”.
>>>Yếu tố tiên quyết để doanh nghiệp phát triển bền vững
Xây dựng văn hóa gắn với bền vững tức là phát huy tốt, hiệu quả mối quan hệ hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; cần chú ý đầy đủ đến yếu tố văn hóa và con người trong phát triển bền vững của đất nước. Quan điểm này xác định trọng tâm của xây dựng môi trường văn hóa là xây dựng gia đình, cộng đồng và giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa. Nhận thức toàn diện và sâu sắc hơn những vấn đề lý luận thể hiện tập trung ở các quan điểm này sẽ giúp cho hoạt động thực tiễn của chúng ta đạt hiệu quả tốt hơn.
Như vậy, mối quan hệ giữa văn hóa với con người Việt Nam góp phần khẳng định vai trò của con người với tư cách là chủ thể, mục đích của phát triển văn hóa. Phát triển văn hóa là phương tiện PTBV của Việt Nam.
Cần xây dựng PTBV của Việt Nam phát triển toàn diện, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và hiện đại.
Đảng, Nhà nước cần xây dựng, phát triển và sáng tạo những hệ giá trị văn hóa mới trên cơ sở của sự kế thừa và phát huy tính đa dạng, bản sắc văn hóa của các dân tộc, của các vùng, miền.
Những hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội phải gắn xây dựng, rèn luyện đạo đức với thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân. Để PTBV của Việt Nam phát triển toàn diện cũng cần phát chú trọng nâng cao trí lực, bồi dưỡng tri thức cho PTBV của Việt Nam đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức và xã hội học tập. Đồng thời cần có những cơ chế, chính sách rõ ràng về việc huy động nguồn lực tài chính từ các nhà tài trợ, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và trong nhân dân (cha mẹ, phụ huynh học sinh); hệ thống tổ chức không thuận lợi để phát triển thể dục thể thao và dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe, thể lực, tầm vóc người Việt Nam trong thời gian tới.
Cần xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách để xây dựng môi trường văn hoá trong sạch, lành mạnh, cải thiện điều kiện hưởng thụ văn hoá của nhân dân.
Cần có chính sách phát triển con người toàn diện và xây dựng tiêu chí đánh giá cụ thể về văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Cần có chính sách đẩy mạnh vai trò của gia đình đối với giáo dục, phát triển thế hệ mai sau.
Phát huy, bảo tồn các giá trị tính ngưỡng, phù hợp với xu thế thời đại. Xây dựng và thực hiện các chuẩn mực văn hoá trong đời sống xã hội. Chú trọng xây dựng môi trường lao động có văn hóa, tiên tiến, loại bỏ chủ nghĩa cá nhân, vụ lợi…
Cần có chính sách hỗ trợ giúp khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển, quan tâm đến vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là các dân tộc thiểu số,...
Cần tổ chức tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của người Việt Nam trong việc xây dựng, phát triển văn hóa PTBV của Việt Nam.
Bên cạnh đó, cần chủ động tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại nhưng phải phù hợp với đặc điểm Việt Nam, làm phong phú thêm nền văn hóa dân tộc, đồng thời chủ động nâng cao sức đề kháng của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là người lao động khi tham gia vào thị trường lao động quốc tế.
Tóm lại, xây dựng và phát triển kinh tế, chính trị, xã hội phải nhằm mục tiêu cao nhất là văn hóa, hướng đến các giá trị bền vững như dân chủ, tự do, công bằng, văn minh, con người được hạnh phúc và phát triển toàn diện. Cho nên xây dựng, phát triển văn hóa đối với PTBV của Việt Nam là khát vọng lớn đòi hỏi phải phát huy tinh thần, ý chí độc lập, tự chủ, tự cường, phát huy truyền thống đại đoàn kết, truyền thống yêu nước của toàn dân tộc. Mà đó còn là những giá trị văn hóa là nền tảng, cốt lõi để tạo thành nền tảng tinh thần, sức mạnh nội sinh của dân tộc. Chính vì thế xây dựng văn hóa đối với PTBV của Việt Nam là yếu tố cơ bản góp phần thành công trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa xã hội của đất nước.
Có thể bạn quan tâm
Yếu tố tiên quyết để doanh nghiệp phát triển bền vững
02:30, 11/02/2024
Chặng đường phát triển bền vững của Everpia
00:31, 08/02/2024
Lấp khoảng trống thiếu hụt nhân sự để du lịch phát triển bền vững
04:00, 07/02/2024
Năm 2024: Phát triển bền vững giúp doanh nghiệp dệt may có đơn hàng
11:30, 05/02/2024
Phát triển bền vững giá trị Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cát Bà
03:23, 03/02/2024
Xây dựng văn hóa đi đôi phát triển bền vững: (Bài 1) Cải thiện năng lực người Việt
15:35, 11/02/2024