Xây dựng văn hóa kinh doanh góp phần xây dựng văn hóa dân tộc

Diendandoanhnghiep.vn Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đạo đức doanh nhân cũng là một cách để xây dựng đạo đức, con người Việt Nam.

>>Văn hoá – “chân ga, chân phanh” giúp doanh nghiệp trường tồn

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan chia sẻ về việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đạo đức doanh nhân vì sự phát triển bền vững.

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan. Ảnh: Hải Minh

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan. Ảnh: Hải Minh

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan khẳng định, văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân chính là sản phẩm của văn hóa dân tộc. Từng thời kỳ lịch sử mà dân tộc ta trải qua đã để lại dấu ấn sâu đậm trong hoạt động kinh doanh hiện nay.

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan nhấn mạnh, có 3 thành phần giữ vai trò quan trọng tạo dựng văn hóa doanh nghiệp.

Thứ nhất, vai trò trung tâm là doanh nghiệp. Cứ để doanh nghiệp tự cọ xát và thấy văn hóa nào có lợi cho họ để chọn lọc và hành xử. Cái gì đem lại cho họ lợi nhất cũng như đào thải những cái làm thua thiệt, phá sản doanh nghiệp, họ sẽ biết cạnh lựa chọn.

Thứ hai, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là những người thầy trên thế giới như Nhật, Đức, Mỹ. Nếu doanh nghiệp tiếp thu được thì sẽ phát triển và ngược lại.

Thứ ba, vai trò của nhà nước phải tạo môi trường kinh doanh tích cực, lành mạnh thông qua việc xây dựng thể chế văn hóa phù hợp.

“Ba vai trò trên sẽ tạo nên văn hóa doanh nghiệp trong thời gian hiện nay. Nhưng văn hóa là chuyện ngàn năm, không thể vội dù rất muốn, phải có thời gian và cách làm thích hợp”, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan khẳng định.

Vẫn theo nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, khi đã hội nhập quốc tế thì phải thích nghi với bạn hàng quốc tế, xem văn hoá của bạn hàng như thế nào để điều chỉnh và thích nghi với họ, còn nếu “ta làm theo cách của ta” không chú ý nhu cầu của bạn thì sẽ mất bạn hàng.

Ví dụ, làm ăn với bạn Nhật Bản, nếu không giữ được chữ tín, chu đáo và kỹ càng thì rất khó. Với các bạn Đức, họ kỷ luật và tiết kiệm nên nếu ta quá dễ dàng, không kỷ luật và chặt chẽ, giao tiếp lãng phí thì khó mà giữ được bạn hàng.

Và nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan đưa ra 7 “cặp đôi chưa hoàn hảo” trong văn hóa kinh doanh của doanh nhân Việt.

>>Văn hóa kinh doanh cần đi trước văn hóa quản lý

>>Triết lý cuộc sống trong đạo đức kinh doanh

>>Doanh nhân Việt và sứ mệnh “vượt trước”

Một là, doanh nhân Việt Nam có tài xoay sở nhưng thiếu căn cơ, không chuẩn kỹ càng mà chỉ đại khái.

Hai là, người kinh doanh Việt Nam thường dễ hứa hẹn nhưng thực hiện không hiệu quả, nên không giữ được chữ tín.

Ba là, một người thì giỏi nhưng nhiều người lại dở.

Bốn là, người kinh doanh rất giỏi thích nghi nhưng ít sáng tạo, nghiên cứu ra sản phẩm của mình.

Năm là, trọng hình thức nhưng lại không quan tâm đầy đủ đến thực chất.

Sáu là, người kinh doanh thường ham cái nhỏ bỏ cái lớn.

Bảy là, người Việt Nam nổi tiếng cần cù nhưng lại không có tính kỷ luật và rất tự do.

Nhắc đến điểm yếu cố hữu của đa số doanh nghiệp, doanh nhân Việt về giữ chữ tín và tính liên kết, nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan chia sẻ, khi còn làm lãnh đạo Bộ Thương mại, ông đã “khốn khổ” vì trong nhiều chương trình, thực thi nhiều chính sách quan trọng, các doanh nghiệp Việt chủ yếu triệt tiêu lẫn nhau và kết cục có rất ít doanh nghiệp lớn lên được.

Vậy, câu hỏi đặt ra là, chúng ta sẽ phải làm như thế nào để có được văn hóa doanh nghiệp Việt Nam? Có thể ngồi bàn giấy để xây dựng văn hóa hay không? Theo nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, văn hóa phải trải qua cọ sát, phát triển, làm ăn, tiếp thu tinh hoa của nhân loại rồi sàng lọc. Văn hóa là câu chuyện ngàn năm chứ không phải một vài năm.

Và nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan gợi ý cách làm: “Những gì thuộc về văn hóa thì đừng hành chính hóa bằng việc ra những Nghị quyết, Điều Luật khô khan. Văn hóa chỉ có thể phát triển qua cọ xát của cuộc sống. Nếu chúng ta không có cách tiếp cận đó thì cứ mãi loay hoay làm những việc vô bổ, không hiệu quả”.

Chương trình bình xét, trao tặng danh hiệu “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu” năm 2022 cũng là một nội dung được VCCI triển khai nhằm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/12/2011 của Bộ Chính trị (khóa XI) về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Các ứng viên doanh nhân tiêu biểu sẽ do các tỉnh, thành phố, các bộ, ngành, các hiệp hội doanh nghiệp và các cơ quan báo chí, truyền thông tìm chọn, giới thiệu và thời hạn đề cử là đến 31/8/2022.

Ba bước tiếp theo trong quy trình bình xét là sơ tuyển, thẩm định thực tế và vòng chung tuyển sẽ thực hiện trong tháng 9/2022. Danh hiệu sẽ được trao tặng đúng dịp kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam.

Bên cạnh việc bình xét trao tặng Danh hiệu Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu, căn cứ hồ sơ các ứng viên trong vòng chung tuyển, Hội đồng bình xét sẽ đề xuất danh sách những doanh nhân có thành tích xuất sắc trong phòng chống đại dịch COVID-19 để tuyên dương tại Lễ công bố và trao danh hiệu “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2022. Đây là hoạt động thiết thực để ghi nhận và tôn vinh những doanh nhân đã có đóng góp xuất sắc cho cuộc chiến chống dịch trong hơn 2 năm qua. 

 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Xây dựng văn hóa kinh doanh góp phần xây dựng văn hóa dân tộc tại chuyên mục VCCI của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713595377 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713595377 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10