Xem xét xoá 27.700 tỷ đồng nợ thuế: Cần công khai doanh nghiệp cụ thể

Thy Hằng 27/03/2019 11:00

Xóa nợ thuế không có khả năng thu hồi là cần thiết nhưng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng nếu không sẽ khuyến khích các doanh nghiệp chây ì để trốn thuế.

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến về Nghị quyết xử lý nợ đọng thuế, trong đó, đề xuất con số dự kiến xóa nợ vào khoảng 27.700 tỷ đồng. 

Để giải quyết gánh nặng thuế này, Bộ Tài chính đề xuất xóa hơn 27.700 tỷ đồng tiền nợ thuế không còn khả năng thu hồi.

Để giải quyết gánh nặng thuế này, Bộ Tài chính đề xuất xóa hơn 27.700 tỷ đồng tiền nợ thuế không còn khả năng thu hồi.

Tránh “ảo tưởng” thu hàng nghìn tỷ

Theo Bộ Tài chính, dù tổng nợ thuế trên tổng thu nội địa đã giảm mạnh, song nợ đọng thuế vẫn còn cao do nhóm nợ không có khả năng thu hồi được tính cộng dồn năm này qua năm khác.

Cụ thể, tổng số tiền thuế nợ tính đến ngày 31/12/2017 là 78.466 tỷ đồng. Phần lớn trong số đó do cơ quan thuế quản lý với hơn 73.000 tỷ đồng. Với 73.000 tỷ đồng này, nợ không còn khả năng thu hồi của người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự... là 31.469 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 43% tổng số tiền thuế nợ.

Để giải quyết gánh nặng thuế này, Bộ Tài chính đề xuất xóa hơn 27.700 tỷ đồng tiền nợ thuế không còn khả năng thu hồi. 

Được biết, hiện Luật Quản lý thuế quy định tiền chậm nộp là 0,03%/ngày trên số tiền chậm nộp. Dù quy định này là chế tài xử lý cần thiết nhưng do người nộp thuế bị coi là chết, mất tích hoặc tự giải thể, phá sản không có khả năng nộp thuế nên số tiền chậm nộp ngày càng tăng theo thời gian. Theo tính toán của Tổng cục Thuế, tổng số tiền chậm nộp lên đến 12.273 tỷ đồng trên sổ sách kế toán của cơ quan thuế, song thực tế không có khả năng thu hồi.

“Luật Quản lý thuế được xây dựng cách đây 10 năm, đã qua nhiều lần bổ sung, sửa đổi, tuy nhiên các trường hợp xử lý xóa nợ đọng thuế chưa bao quát hết tình hình thực tiễn do nhiều nguyên nhân bất khả kháng cũng như chưa phản ánh thực tiễn công tác quản lý thuế”, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Phi Vân Tuấn cho hay.

Do đó, Cơ quan soạn thảo cho rằng, việc ban hành Nghị quyết sẽ làm giảm gánh nặng phải quản lý nợ thuế. Cụ thể, ngành không mất chi phí, vật lực, nhân lực tham gia theo dõi, quản lý những khoản nợ không còn đối tượng để thu, giảm chi phí cho nhà nước.

"Các cơ quan thuế, hải quan sẽ có điều kiện tập trung nguồn lực vào việc quản lý và đôn đốc các khoản nợ có khả năng thu, tăng cường hiệu lực và hiệu quả trong quản lý thuế, chống thất thu, tăng thu cho ngân sách", Đại diện Bộ Tài chính cho hay. 

Bên cạnh đó, việc xoá nợ thuế sẽ hỗ trợ, giải quyết khó khăn cho người nộp thuế gặp những vấn đề khách quan, bất khả kháng. Và như vậy, theo Bộ Tài chính sẽ giúp người nộp thuế vượt qua thời kỳ khó khăn để phục hồi, ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh, làm tiền đề cho việc tăng thu ngân sách trong tương lai. 

Bộ Tài chính cũng cho biết, việc ban hành Nghị quyết cơ bản sẽ không ảnh hưởng tác động tới thu, chi ngân sách và không làm thay đổi các cân đối lớn về ngân sách nhà nước. "Các khoản nợ này tồn tại nhưng không còn đối tượng để thu, không có khả năng thu được và hàng năm không thực hiện giao dự toán thu đối với các khoản nợ này", cơ quan soạn thảo cho biết. 

Chia sẻ về vấn đề này, Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, đây là việc làm cần thiết vì nhiều doanh nghiệp "chết thật sự nhưng treo mãi chỉ gây thêm tổn thất".

Việc xóa nợ thuế như trên theo ông Phong cũng giúp tránh "ảo tưởng" có thể thu lại hàng nghìn tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

  • Đề xuất xoá nợ thuế hơn 27.700 tỷ đồng là cần thiết và có căn cứ

    Đề xuất xoá nợ thuế hơn 27.700 tỷ đồng là cần thiết và có căn cứ

    02:08, 13/03/2019

  • Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói gì về nợ đọng thuế?

    Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói gì về nợ đọng thuế?

    16:23, 13/03/2019

  • Nợ đọng thuế vẫn còn cao

    Nợ đọng thuế vẫn còn cao

    15:08, 13/03/2019

  • Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về đề xuất xoá nợ hơn 27.700 tỷ đồng tiền thuế

    Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về đề xuất xoá nợ hơn 27.700 tỷ đồng tiền thuế

    06:47, 11/03/2019

Công khai doanh nghiệp cụ thể

Tuy nhiên, theo ông Phong, vấn đề là cần liệt kê cụ thể những doanh nghiệp, người nộp thuế nào chết, mất tích, phá sản, giải thể. "Làm một mớ rồi nói bỏ thì khó nói lắm", ông lên tiếng.

Có cùng quan điểm, Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh bày tỏ lo lắng, việc xóa nợ khó chính xác khi nhiều doanh nghiệp có thủ đoạn bỏ chỗ này, lập chỗ khác. Đây là việc đã xuất hiện nhiều năm nay và thậm chí, có tình trạng chủ doanh nghiệp nhờ người quen, người thân lập doanh nghiệp mới để thoát nợ.

Do đó, Chuyên gia cho rằng, Bộ Tài chính nên công khai danh sách doanh nghiệp được xóa nợ, địa chỉ rõ ràng để có sự kiểm tra chéo. “Nếu không công khai, mọi thứ chỉ biết thông tin một chiều thì sẽ tạo tiền lệ xấu”, ông Phong cảnh báo.

Bộ Tài chính cho rằng, việc xử lý nợ đọng thuế sẽ tháo gỡ khó khăn về tài chính cho những doanh nghiệp có phát sinh nợ thuế do gặp nguyên nhân bất khả kháng.

Ngoài ra, nhiều khoản nợ lâu năm không còn khả năng thu ngân sách do người nộp thuế thực tế đã phá sản nhưng không thực hiện các thủ tục phá sản theo quy định pháp luật. Hoặc, người nộp thuế đã chấm dứt kinh doanh và được cơ quan thuế thực hiện kiểm tra để xác minh về tài khoản, tài sản.

Bộ Tài chính cũng cho rằng, không tính tiền chậm nộp thuế đối với số tiền thuế nợ và các khoản thu khác phải nộp ngân sách nhà nước (tiền thuê đất, sử dụng đất) với chủ doanh nghiệp tư nhân, người nộp thuế được pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, không còn tài sản để nộp thuế, tiền phạt.

Đối tượng khác trong diện trên là người nộp thuế không còn hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, điều kiện thêm với trường hợp này là cơ quan quản lý thuế đã phối hợp với cơ quan chức năng tại địa bàn nơi đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký địa chỉ liên lạc của người nộp thuế kiểm tra, xác minh thông tin.

Cơ quan soạn thảo cũng nêu kiến nghị xóa nợ, chậm nộp, phạt chậm nộp tới trước ngày 1/1/2019 với người nộp thuế gặp thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ, bị bệnh hiểm nghèo hoặc trường hợp bất khả kháng khác.

Các đối tượng khác được đề xuất xóa nợ tới trước năm 2019 là doanh nghiệp, tổ chức đã ngừng sản xuất, kinh doanh nhưng không hoàn thành được thủ tục phá sản, giải thể theo quy định. Doanh nghiệp, tổ chức không còn sản xuất kinh doanh tại địa chỉ đăng ký kinh doanh, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh gặp khó khăn, đã ngừng kinh doanh, không thanh toán được số tiền thuế nợ...

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Xem xét xoá 27.700 tỷ đồng nợ thuế: Cần công khai doanh nghiệp cụ thể
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO