Xin hãy trả lại sự trung thực cho giáo dục!

Sông Hàn 18/07/2018 11:34

Mất mát lớn nhất của sự dối trá điểm thi tại Hà Giang là sự mất lòng tin của xã hội vào sự thiếu trung thực của những người làm công tác giáo dục, vào sự trong sạch của một môi trường cần sự mẫu mực.

“Có tất cả 114 thí sinh, với hơn 330 bài thi có tổng điểm đã công bố chênh lên hơn 1,0 điểm so với điểm chấm thẩm định. Không ít thí sinh có tổng điểm chênh lên hơn 20 điểm so với điểm chấm thẩm định. Cá biệt có những thí sinh có tổng điểm được làm tăng lên đến 26,8 điểm, thậm chí 29,95 điểm so với điểm chấm thẩm định”.

Đó là kết quả thanh tra đã được công bố sau câu chuyện điểm thi bất thường trong kỳ thi THPT Quốc gia ở Hà Giang khiến dư luận dạy sóng. Sự việc thực sự không bất ngờ với nhiều người vốn đã ít nhiều mất niềm tin vào những chuyện lùm xùm trong môi trường giáo dục. Nhưng lại một lần nữa cho thấy, bệnh thành tích ở một số nơi, một số lĩnh vực đã ở mức trầm kha.

Trường PTTH chuyên Hà Giang, nơi có nhiều thí sinh điểm tốt nghiệp cao bất thường

Trường PTTH chuyên Hà Giang, nơi có nhiều thí sinh điểm tốt nghiệp cao bất thường (Ảnh: NLĐ)

Trước đó, dư luận cả nước đặt nghi vấn về kết quả điểm thi THPT 2018 cao bất thường của thí sinh Hà Giang. Điểm thi cao bất thường ở Hà Giang có thể thấy rõ nhất ở môn Vật lý, Hóa học và Toán. Riêng Vật lý, Hà Giang có đến 65 điểm từ 9 trở lên, chiếm 6,7% tổng thí sinh dự thi. Trong khi đó TPHCM với 49.680 thí sinh thi Vật lý chỉ có 39 điểm từ 9 trở lên (0,07%). Tỷ lệ điểm giỏi của thí sinh Hà Giang cũng cao gấp 23 lần Hà Nội. So sánh mức điểm trên 27 khối A (Toán, Lý, Hóa), A1 (Toán, Lý, Ngoại ngữ) giữa Hà Giang và cả nước cũng thấy bất thường.

Có thể bạn quan tâm

  • Nâng điểm và con đường đến rối ren giáo dục

    05:00, 18/07/2018

  • Trẻ em, mì gói và những đề án giáo dục ngàn tỷ

    12:10, 08/07/2018

  • Đừng bất tín với giáo dục

    16:03, 30/06/2018

  • Đổi mới giáo dục đại học: Cần chú trọng ngoại ngữ!

    13:41, 12/06/2018

  • Đi tìm “giáo dục”

    08:02, 12/06/2018

  • Trao quyền tự chủ giáo dục phổ thông: Đừng “đem con bỏ chợ”

    01:30, 12/06/2018

  • Vì sao cần sửa đổi Luật Giáo dục?

    16:08, 11/06/2018

  • Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ ra 3 điểm yếu cố hữu của ngành giáo dục

    14:03, 06/06/2018

  • Giáo dục mầm non gây bức xúc nhất lại được… đánh giá cao?

    09:40, 06/06/2018

  • Giáo dục nghề nghiệp: Làm gì để tạo đột phá?

    14:00, 05/06/2018

  • Giáo dục không phải... cái chợ!

    16:08, 02/06/2018

Đây không phải đây là trường hợp cá biệt trong xã hội hiện nay, mà nó đã trở thành hiện tượng phổ biến trong ngành giáo dục. Nguyên nhân sâu xa của căn bệnh này là do chúng ta đang sống trong một môi trường đang quá trọng thành tích, vị thành tích không dựa trên thực lực thì sinh ra dối trá.

Mất mát lớn nhất của sự dối trá này là sự mất lòng tin của thế hệ trẻ, của xã hội vào sự thiếu trung thực của những người làm công tác giáo dục, vào sự trong sạch của một môi trường cần sự mẫu mực. Đây là sự mất mát không bao giờ bù đắp và hàn gắn được. Đồng thời cướp đi cơ hội vào Đại học của hàng trăm học sinh học hành tử tế, thi cử bằng chính sức lực của mình.

Tiến sĩ Lê Thống Nhất, người theo dõi sát sao những thông tin liên quan đến điểm thi cao bất thường ở Hà Giang cho biết: “Cái trận lũ điểm ở Hà Giang này nó sẽ cuốn nhiều thứ, thứ nhất là cuốn đi niềm tin vào một chủ trương thi 2 trong 1 và giao quyền cho các địa phương tổ chức. Thứ hai là nó còn đặt ra câu hỏi hoài nghi về đánh giá chất lượng giáo dục của Bộ Giáo dục & Đào tạo đề ra”.

Đã đến lúc chúng ta phải nhìn lại chính mình, đặc biệt là những người thầy phải trang bị cho con em mình kiến thức nền tảng chứ không phải vì danh hão hay lý do gì đó mà đánh mất chính mình đánh đổi bằng điểm thi ảo. Làm như vậy chính các em không làm được bài nhưng vẫn thấy mình điểm cao sẽ tạo ra một tâm lý nghi ngờ hoặc kiêu ngạo vì không cần học vẫn điểm cao để rồi sau đó ngồi nhầm trường đại học danh giá sẽ đào tạo cho đất nước một đội ngũ sau ít nhất 4 năm nữa ra trường bị nhầm trình độ.

Nhà trường, thầy cô giáo luôn giảng dạy, tung hô, kêu gọi lòng trung thực của các thế hệ học trò, nào có được tích sự gì khi chính họ lại quay lưng với lòng trung thực. Một môi trường giáo dục mà sự thật, lòng dũng cảm, sự trung thực… không có đất sống, để nhường chỗ cho điều gian dối, thành tích thì giáo dục sẽ đi về đâu?

Hãy nhớ, người ta có thể vượt qua những trở ngại trước mặt bằng sự gian dối, nhưng không thể dùng sự gian dối làm phao cứu sinh trong những thời khắc quyết định của cuộc đời.

Vì thế, xin hãy trả lại sự trung thực cho giáo dục!

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Xin hãy trả lại sự trung thực cho giáo dục!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO