Xu hướng phát triển kinh tế nền tảng từ thực tiễn ngành vận tải

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long 02/09/2018 11:30

Kinh tế nền tảng là mô hình mang tính đột phá, làm thay đổi hoàn toàn cách vận hành của doanh nghiệp cũng như xã hội.

Kinh tế nền tảng là mô hình hoàn toàn mới, trong đó công nghệ được sử dụng để kết nối con người, tổ chức và tài nguyên trong một hệ sinh thái có sự tương tác để tạo ra và trao đổi lượng giá trị đáng kinh ngạc. Mô hình kinh doanh mang tính đột phá này đã làm thay đổi hoàn toàn cách vận hành của doanh nghiệp cũng như xã hội. Bất kỳ doanh nghiệp nào có khả năng cung cấp được thông tin về thị trường (giá cả, cung-cầu, hành vi người dùng) và xu hướng của thị trường thì đều tạo ra sức mạnh cho nền tảng.

Có thể bạn quan tâm

  • Tương lai của kinh tế chia sẻ (Kỳ I): Kinh tế nền tảng và tư duy quản lý

    05:23, 26/08/2018

  • Khung thể chế cho kinh tế nền tảng

    14:32, 03/08/2018

  • Tương lai của kinh tế chia sẻ (Kỳ II): Động lực của kinh tế chia sẻ

    05:15, 30/08/2018

  • Nên ứng xử thế nào với mô hình kinh tế chia sẻ?

    11:43, 01/08/2018

Kinh tế nền tảng trong ngành vận tải ở Việt Nam

Việt Nam, với lực lượng dân số trẻ, đông đảo, có mức độ ưa chuộng và tiếp cận công nghệ cao, cụ thể 45% dân số sử dụng Internet, 28% dân số tham gia mua sắm trực tuyến, là một thị trường vô cùng hấp dẫn và tiềm năng về thương mại điện tử nói chung, cũng như các nền tảng thương mại điện tử nói riêng. Từ sự ra đời của website Vatgia.com vào năm 2006 đánh dấu sự xuất hiện của kinh tế nền tảng, cho tới nay, đã có thêm hàng chục các nền tảng thương mại điện tử được xây dựng và gia nhập thị trường, như Tiki, Adayroi, Sendo, Lazada, Lotte, Shopee,...

Ngoài ra còn có các hãng vận tải và giao nhận hàng hóa, như Grab, VATO, T.NET, Emddi (đặt xe trực tuyến), GoNow (sàn giao dịch vận tải hành khách), Dichung.vn (kết nối đi chung xe), Now.vn (giao nhận thức ăn), Vé xe rẻ (so sánh giá và đặt vé xe),...

Tương tự như tình hình trên toàn thế giới, các nền tảng trong ngành vận tải đã tạo ra những thay đổi lớn cho các thị trường này tại Việt Nam.

Tương tự như tình hình trên toàn thế giới, các nền tảng trong ngành vận tải đã tạo ra những thay đổi lớn cho các thị trường này tại Việt Nam.

Tương tự như tình hình trên toàn thế giới, các nền tảng trong ngành vận tải đã tạo ra những thay đổi lớn cho các thị trường này tại Việt Nam.

Xu hướng quản lý trong ngành vận tải ở Việt Nam

Mặc dù Luật giao dịch điện tử được ban hành năm 2005, nhưng sự ra đời nhanh chóng của các giải pháp sử dụng nền tảng công nghệ thông tin kết nối dịch vụ vận tải đã đặt ra một số thách thức đối với quy định pháp luật hiện hành.

Cuối năm 2014 và đầu năm 2015, khi Uber mới vào ở Việt Nam, Bộ Tư pháp cho rằng mô hình kinh doanh của Uber là mối quan hệ giữa các bên là hành khách, người vận chuyển hành khách và tổ chức cung cấp dịch vụ Uber. Trong trường hợp Uber thu tiền của hành khách qua thanh toán thẻ, cần xác định chỉ là thu hộ cho tổ chức, người kinh doanh vận tải hành khách. Do đó, bản chất của Uber là dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ. Còn Bộ Kế hoạch và Đầu tư coi nền tảng Uber là “dịch vụ kết nối vận tải”. Bộ Công thương coi dịch vụ Uber là ứng dụng sàn giao dịch thương mại điện tử.

Năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho phép thực hiện Đề án thí điểm “Triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng”. Đề án cho phép hợp đồng điện tử có giá trị tương đương hợp đồng vận tải bằng văn bản giữa người sử dụng dịch vụ vận tải và doanh nghiệp, hợp tác xã cung cấp dịch vụ vận tải hành khách theo hợp đồng. Quan điểm của Chính phủ trong giai đoạn này thể hiện sự ủng hộ xu hướng công nghệ mới trong hoạt động vận tải hành khách và coi nền tảng là một ứng dụng công nghệ thông tin.

Kết quả thí điểm theo Quyết định số 24/QĐ-BGTVT của Bộ GTVT là minh chứng rõ ràng cho hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ phần mềm trong hoạt động của các đơn vị vận tải, biến các hợp tác xã vận tải nhỏ lẻ trở thành đối thủ cạnh tranh đáng gờm, buộc các hãng taxi phải nhanh chóng cải tiến công nghệ, chất lượng dịch vụ và ngừng việc tăng giá liên tục như trước kia.

Dự thảo mới nhất của Nghị định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, thay thế Nghị định số 86/2014/NĐ-CP đưa ra định nghĩa mới về kinh doanh vận tải, trong đó coi “phần mềm kết nối” nếu tham gia vào công đoạn “quyết định giá, điều hành xe” sẽ là hoạt động kinh doanh vận tải (Khoản 1 Điều 3, Khoản 4 Điều 16). Với định nghĩa này, các công ty cung cấp dịch vụ ứng dụng kết nối sẽ đều được coi là đơn vị kinh doanh vận tải, và do đó, phải tuân thủ toàn bộ các điều kiện và quy định về kinh doanh vận tải, bao gồm cả sở hữu phương tiện và thuê người lao động là lái xe,...

Bên cạnh đó, Dự thảo còn ngăn cản áp dụng tiến bộ của công nghệ đi chung xe bằng quy định “mỗi chuyến xe chỉ được ký 01 hợp đồng” (điểm e khoản 1 Điều 7 và điểm c khoản 2 Điều 8).

Những quy định này vô tình sẽ tạo ra tác động của việc định danh nền tảng là dịch vụ vận tải, triệt tiêu chuyên môn hóa, gây ảnh hưởng tiêu cực tới phát triển nền tảng, đồng thời gây ra chồng chéo trong thực thi chính sách.

Việt Nam nên “ứng xử” với kinh tế chia sẻ thế nào?

Từ nghiên cứu và phân tích về thái độ ứng xử của Chính phủ các nước trên thế giới, cũng như chính phủ Việt Nam trong ngành vận tải, tôi xin đưa ra một số khuyến nghị về chính sách như sau:

Với vai trò là một công cụ giao dịch giúp tạo nên giá trị cho các nhà cung cấp dịch vụ, sản phẩm và người tiêu dùng, nền tảng đã tạo ra sự chính xác, nhanh chóng và dễ dàng trong trao đổi hàng hóa, dịch vụ. Do vậy, việc xây dựng một môi trường chính sách thuận lợi cho nền tảng phát triển là cần thiết.

Thêm vào đó, chúng ta cần phải hiểu rõ tính mới của mô hình kinh doanh nền tảng, để có tư duy mới trong quản lý và tránh khiên cưỡng áp quy định cũ vào mô hình mới. Quy định buộc các doanh nghiệp nền tảng phải đáp ứng quy định về vận tải hoặc thúc đẩy các doanh nghiệp vận tải chuyển sang làm ứng dụng kết nối, sẽ dẫn đến việc không đạt hiệu quả đối với xã hội. Bởi khi đó, nền tảng kết nối không còn được chia sẻ, lợi thế của công nghệ trong việc tận dụng dữ liệu lớn và hỗ trợ quyết định kinh doanh sẽ bị loại bỏ.

Việc nhận diện những tác động không mong muốn của nền tảng đối với từng ngành là cần thiết, từ đó mới có thể đưa ra các chính sách cụ thể nhằm giải thiểu tác động tiêu cực.

Quan trọng hơn cả, Chính phủ cần có một quan điểm nhất quán, thống nhất và rõ ràng về mô hình kinh tế nền tảng; đồng thời cần có một tầm nhìn bao quát cũng như có cơ chế phối hợp liên ngành tốt hơn khi soạn thảo chính sách liên quan đến kinh tế nền tảng. Việc ban hành chính sách rời rạc theo từng ngành, thậm chí thiếu nhất quán sẽ làm ảnh hưởng đến mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của kinh tế số. Theo xu hướng hiện nay, một nền tảng sẽ cung cấp kết nối cho nhiều ngành, thay vì chỉ trong lĩnh vực vận tải, giao nhận hàng, thực phẩm, dược phẩm… Nếu ngành nào cũng giành điều chỉnh hoạt động của nền tảng, thì ngày mai, khi xuất hiện một nền tảng mới cung cấp dịch vụ cho đa ngành thì chúng ta sẽ lại phải mất tới 2 – 3 năm nữa để tranh cãi xem ai sẽ là cơ quan quản lý.

Tóm lại, tôi cho rằng chính sách phải đón đầu xu hướng này và quy định theo hướng giúp nền tảng phát triển hơn nữa và có tác dụng lan tỏa đến toàn bộ hệ sinh thái kinh tế số.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Xu hướng phát triển kinh tế nền tảng từ thực tiễn ngành vận tải
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO