Hồi sinh dự án thua lỗ của ngành Công Thương

Minh Vân 20/09/2018 06:16

Hiện nay 12 dự án yếu kém của ngành Công Thương vẫn đang được tích cực tái cơ cấu. Trong số 6 nhà máy trước đây thua lỗ thì đến nay, đã có 2 nhà máy hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi.

Đó là thông tin được ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính đưa ra tại buổi Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước: Minh bạch thông tin, đổi mới quản trị” do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức mới đây tại Hà Nội.

Có thể bạn quan tâm

  • Bộ Công Thương báo cáo phương án xử lý 12 dự án thua lỗ

    15:18, 11/07/2018

  • Bộ Công thương xin rút thép Việt - Trung khỏi 12 dự án thua lỗ ngàn tỉ

    18:30, 02/06/2018

  • 12 dự án thua lỗ của Bộ Công Thương: Sắp có “kịch bản” cụ thể cho từng dự án

    05:53, 20/07/2017

  • Phó thủ tướng Vương Đình Huệ: Phương án xử lý 12 dự án thua lỗ vẫn đang bàn thảo

    10:37, 13/07/2017

Tại tọa đàm, theo ông Đặng Quyết Tiến, trong 12 dự án có 4 dự án bắt đầu khôi phục lại, đã hoạt động sản xuất lại, có 2 doanh nghiệp bên hóa chất đã có lãi.

Trong 6 nhà máy hoạt động kinh doanh thua lỗ, sau khi cơ cấu lại 2 doanh nghiệp đã có lãi, đó là dự án Thép Lào Cai và DAP1. 4 dự án bắt đầu giảm lỗ, nhưng vẫn còn lỗ, đó là dự án về phân đạm Hà Bắc, đạm Ninh Bình, DAP 2 của Lào Cai, công ty đóng tàu Dung Quất. 3 dự án trước đây dừng sản xuất, đến nay bắt đầu khởi động lại, bắt đầu sản xuất thử, trong đó có dự án xơ sợi Đình Vũ…

Hiện nay 12 dự án yếu kém của ngành Công Thương vẫn đang được tích cực tái cơ cấu. Trong số 6 nhà máy trước đây thua lỗ thì đến nay, đã có 2 nhà máy hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi.

Hiện nay 12 dự án yếu kém của ngành Công Thương vẫn đang được tích cực tái cơ cấu. Trong số 6 nhà máy trước đây thua lỗ thì đến nay, đã có 2 nhà máy hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi.

“Tuy nhiên, xử lý 12 dự án này vẫn còn rất khó khăn bởi chúng ta cương quyết làm theo thị trường. Ví dụ, có những dự án bán không được chúng ta phải chấp nhận phá sản; có những dự án không bán được, không khởi động được thì phải chuyển sang hình thức khác”, ông Tiến nêu.

Thời gian tới, quan trọng nhất là các doanh nghiệp, các bộ, ngành phải nói thẳng, nói thật, công khai tình hình minh bạch ra. Hằng năm nên báo cáo tiến độ. Có như vậy các bộ, ngành, các chuyên gia kinh tế, Quốc hội, Chính phủ mới đưa ra được giải pháp căn cơ để xử lý dứt điểm 12 dự án thua lỗ này. Ngay vấn đề giải thể, phá sản cũng là một giải pháp tích cực, nếu duy trì lại không hiệu quả.

Về đề xuất của PVN là được dùng vốn của tập đoàn để thúc đẩy việc xử lý yếu kém, trì trệ ở đóng tàu Dung Quất, PVTEX... ông Tiến bình luận rằng “luật đã quy định, nếu anh góp vốn vào, vì đây là công ty cổ phần, thì với trách nhiệm của mình theo luật thì anh cũng phải góp tương đối, nếu không góp được thì anh phải có giải pháp gì để hỗ trợ”.

“Khi bỏ vốn vào, chúng ta phải quản lý được rủi ro đồng vốn bỏ ra. Có nghĩa là phải đánh giá được hiệu quả của nhà máy này sau khi bỏ thêm vốn vào mà hoạt động tốt thì chúng ta hãy bỏ vốn. Còn nếu bỏ vốn đơn thuần theo tính toán chưa cẩn thận thì không nên”, ông Tiến nêu.

Ông Đặng Quyết Tiến cũng cho biết hiện đang quyết liệt yêu cầu Tập đoàn Hóa chất, Dầu khí báo cáo thật rõ, đánh giá lại toàn bộ các dự án này xem tính hiệu quả, khả năng hòa vốn ở đâu, có thể bán được sản phẩm không? Đây là một trong những vấn đề các tập đoàn còn đang lúng túng bởi nếu tính đúng, tính đủ thì sẽ ra những vấn đề chưa phát hiện được.

Về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ nhận định, 12 dự án này đều là các dự án nhà máy cần thiết cho nền kinh tế, nên phải cố gắng khôi phục lại. Tuy nhiên, có những chỗ phải cải tạo lại, ví dụ thép không nhất thiết làm như cũ mà làm mới với các sản phẩm mới phù hợp với kỹ thuật mới.

“Tôi cũng đồng tình dùng vốn của PVN để xử lý các dự án yếu kém của Tập đoàn này, nhưng vẫn phải là công khai minh bạch”, ông Hồ nêu.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hồi sinh dự án thua lỗ của ngành Công Thương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO