Xử lý hành vi tự ý lấn biển: Cần chế tài đủ sức… “răn đe”

GIA NGUYỄN 27/02/2021 04:00

Mặc dù đi ngược lại với Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, đe dọa sinh thái, tiềm ẩn nhiều nguy hại, thế nhưng, chế tài xử lý đối với hành vi tự ý lấn biển dường như chưa đủ sức răn đe…

Nhiều năm trở lại đây, dư luận vô cùng quan ngại khi hành vi tự ý lấn biển tại nhiều địa phương liên tục diễn ra, đáng nói, không ít doanh nghiệp đã bị chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn xử lý bằng hình thức phạt hành chính, yêu cầu trả lại hiện trạng mặt bằng, thế nhưng, thực trạng này vẫn liên tục tái lập và ngày một bất chấp thượng tôn pháp luật. Các chuyên gia pháp lý cho rằng, cần phải có một chế tài xử lý đủ sức răn đe, tránh để hành vi này trở thành tiền lệ xấu.

ha Trang Sao đã và đang làm xấu đi hình ảnh bờ biển của TP. Nha Trang

Dự án Nha Trang Sao đã và đang làm xấu đi hình ảnh bờ biển của TP. Nha Trang

Ngang nhiên vi phạm…

Nhắc tới hành vi tự ý lấn biển trong quá trình thực hiện các dự án, dư luận không khỏi không nhắc tới hàng loạt các vi phạm xảy ra tại Vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa từ tháng 4-6/2020, như: Dự án của Công ty CP Vega City tại phường Vĩnh Hoà, TP. Nha Trang; dự án Alipu Resort của Công ty TNHH Toàn Hưng Nha Trang; dự án Sao Mai Anh Resort của Công ty TNHH Sao Mai Anh; dự án khu du lịch đảo Hòn Tằm của Công ty CP Hòn Tằm biển Nha Trang.

Ngoài những dự án, chủ đầu tư đã nêu, “siêu dự án” Nha Trang Sao của Công ty CP Nha Trang Sao là “đình đám” nhất khi không chỉ vi phạm tự ý lấn biển, chậm tiến độ, còn bất hợp tác khi bị UBND tỉnh Khánh Hòa ra Quyết định thu hồi vào tháng 8/2020, cho đến nay, mọi thông tin đều bị “chìm xuồng”.

Tại tỉnh Quảng Ninh, “điểm nóng” Vịnh Bái Tử Long, huyện Vân Đồn, không chỉ “nóng” hiện trạng tự ý lấn biển xây biệt thự, “đặc khu”,… trong giai đoạn 2017 – 2019 của các “đại gia”.

Mới đây, dư luận tiếp tục “dậy sóng” khi chủ đầu tư dự án khu phức hợp trung tâm thương mại, khách sạn và nhà ở giáp biển có quy mô lớn nhất tại huyện Vân Đồn là Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng đô thị Phương Đông lợi dụng chính quyền địa phương tập trung công tác phòng, chống dịch COVID-19, tự ý lấn biển với diện tích khoảng 16.000m2.

Đáng nói, sau hành vi coi thường pháp luật của mình, doanh nghiệp này chỉ bị phạt hành chính với số tiền 100 triệu đồng và yêu cầu trả nguyên hiện trạng, liệu chăng có quá nhẹ?

 Cần một chế tài đủ sức răn đe để xử lý hành vi tự ý lấn biển đang có xu hướng trở thành tiền lệ xấu (Ảnh: TP)

Công ty Phương Đông ngang nhiên đổ hàng chục nghìn khối đất đá lấn chiếm vịnh Bái Tử Long, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh (Ảnh: TP)

Phạt, khắc phục… tiếp tục tồn tại

Liên quan đến vấn đề lấn biển, nhiều chuyên gia cho rằng, hành vi này về lâu dài sẽ không chỉ ảnh hưởng đến môi trường sinh thái xung quanh như: thay đổi dòng chảy, rác thải, nước biển đục,… mà còn có thể gây ra hiện tượng sụt lún ở vùng ven biển, thậm chí vào đất liền đe dọa tài sản và cuộc sống quanh khu vực.

Không chỉ đe dọa hệ sinh thái, tiềm ẩn nhiều nguy hại, về mặt pháp lý, nhiều Luật sư cho rằng, hành vi tự ý lấn biển đang đi ngược lại và vi phạm nghiêm trọng Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016, trong khi chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe bởi đây là một trong những hoạt động bị nghiêm cấm trong hành lang bảo vệ bờ biển quy định tại Điều 24: “Xây dựng mới, mở rộng công trình xây dựng, trừ công trình phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai, sạt lở bờ biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng,…”.

Theo Luật sư Nguyễn Thành Luân - Giám đốc Công ty Luật TNHH Hà Việt, khoản 1 Điều 79 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo quy định: Kể từ thời điểm Luật này được công bố, giữ nguyên hiện trạng, không được phép đầu tư, xây dựng mới công trình trong phạm vi 100 mét tính từ đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm về phía đất liền hoặc về phía trong đảo… Vậy nên, tất cả các hành vi tự ý lấn biển sau khi Luật được công bố mà không phải dự án an ninh quốc phòng, cấp bách, có chủ trương phê duyệt đều là vi phạm, cần xem xét xử lý.

“Sở dĩ hiện trạng tự ý lấn biển trong quá trình thực hiện các dự án liên tiếp xảy ra trong những năm gần đây xuất phát từ chế tài chưa đủ tính răn đe, nhất là khi tiềm ẩn hệ lụy lớn, phạt hành chính, trả nguyên hiện trạng, nếu có nghiêm chỉnh chấp hành cũng chỉ tốn một phần nhỏ chi phí của doanh nghiệp vi phạm, nhưng, nếu cứ vi phạm là đình chỉ dự án, thu hồi hay xử lý hình sự, thử hỏi có doanh nghiệp nào dám không chấp hành”, Luật sư Luân nêu quan điểm.

Có thể bạn quan tâm

  • Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường nói gì về siêu dự án lấn biển Cần Giờ?

    Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường nói gì về siêu dự án lấn biển Cần Giờ?

    19:00, 09/11/2020

  • Dự án lấn biển:p/Không thể làm bừa!

    Dự án lấn biển: Không thể làm bừa!

    11:30, 26/10/2019

  • Đà Nẵng: Kiên quyết xử lý các công trình lấn biển

    Đà Nẵng: Kiên quyết xử lý các công trình lấn biển

    07:30, 24/07/2019

  • Nghệ An “thả nổi” cácp/công trình lấn biển

    Nghệ An “thả nổi” các công trình lấn biển

    14:43, 03/07/2019

  • Đảo Lý Sơn và nỗi lo dự án lấn biển

    Đảo Lý Sơn và nỗi lo dự án lấn biển

    05:00, 16/01/2019

  • Câu chuyện lấn biển: Nhiều địa phương chịu áp lực tương tự Đà Nẵng

    Câu chuyện lấn biển: Nhiều địa phương chịu áp lực tương tự Đà Nẵng

    11:38, 05/06/2018

  • Hậu họa lớn từ các dự án lấn biển Kỳ II: Đừng để nhà đầu tư dẫn dắt

    Hậu họa lớn từ các dự án lấn biển Kỳ II: Đừng để nhà đầu tư dẫn dắt

    21:52, 09/03/2018

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Xử lý hành vi tự ý lấn biển: Cần chế tài đủ sức… “răn đe”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO